| Hotline: 0983.970.780

Sơn La quyết tâm đưa nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ Ba 22/12/2020 , 09:02 (GMT+7)

Năm 2020 nông nghiệp Sơn La đã có những bứt phá ngoại mục, mở ra một thời kỳ mới để Sơn La thực hiện mục tiêu tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng trồng xoài xuất khẩu của Sơn La. Ảnh: Lê Bền

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng trồng xoài xuất khẩu của Sơn La. Ảnh: Lê Bền

Từ điểm xuất phát thấp: Sơn La có trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số; diện tích đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất rộng, khoảng 1 triệu ha, nhưng trong đó có trên 90% là đất dốc. Từ năm 1970-1980 Sơn La đã trải qua lần di dân tái định cư. Khi đó Sơn La được nhà nước hỗ trợ phần lớn là giống cây ăn quả. Vì vậy, đến 2015, Sơn La có khoảng 30.000 ha cây ăn quả, nhưng cây ăn quả đa phần giống cũ, qua 30-40 năm đã trở thành cây bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Sơn La.

Năm 2015 Tỉnh ủy Sơn La ban hành kết luận phát triển cây ăn quả trên đất dốc, nội dung trọng tâm là ứng dụng công nghệ cao nhưng ứng dụng ở mức độ nào đó để người dân ai cũng ứng dụng được, chứ không nhất thiết phải là nhà kinh, tưới phun sương... Đây được coi là quyết định đột phá về phát triển cây ăn quả của Sơn La.

Có thể khẳng định, phát triển cây ăn quả trên đất dốc ở Sơn La là một cuộc vận động để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, húi thúc cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Sau đó, Sơn La đã ban hành nghị quyết hỗ trợ mỗi hộ gia đình ghép mắt cải tạo vườn tạp. Khi tiến hành ghép mắt cải tạo vườn tạp Sơn La định hướng cho hộ gia đình trồng loại cây trồng phù hợp, đồng thời chuyển giao được kỹ thuật cho các hộ gia đình tự ghép mắt. Sau 2 năm thực hiện, Sơn La hỗ trợ ghép mắt cho gần 90.000 hộ với khoảng 30% dân số của tỉnh, chi phí khoảng 18 tỷ đồng, số tiền không lớn nhưng tạo ra động lực, phong trào rất lớn.

Thành công trong vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Sơn La bắt đầu tập trung phát triển HTX để lo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. HTX kiểu mới bắt đầu ra đời và thực hiện quy trình sản xuất sạch để làm sản phẩm VietGAP, dán tem truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ công nghệ tưới nhỏ giọt, làm thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Từ đó, sản phẩm nông nghiệp của Sơn La bắt đầu được nhiều doanh nghiệp tiêu thụ tìm đến kết nối với các HTX thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Và, sản phẩm nông nghiệp Sơn La dần dần có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Những hộ dân không tham gia HTX thì không bán được sản phẩm, không áp dụng được quy trình kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc... do đó buộc phải tham gia HTX và do người dân làm chủ. Các HTX từ đó phát triển mạnh mẽ.

Cùng với đó, Sơn La đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thời gian đầu Sơn La tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư các công nghệ vừa phải, ví dụ như chế biến sắn, chanh leo, sau đó lực lượng sản xuất phát triển, khoa học phát triển thì các tập đoàn kinh tế tăng niềm tin, bắt đầu đầu tư vào công nghệ.

Năm 2020 do ảnh hưởng của Covid - 19, giá bán sản phẩm nông sản nói chung bình quân giảm so với năm 2019 nhưng nông sản của Sơn La thì không giảm, vẫn đắt hàng, hút khách.

Các sản phầm của nông nghiệp của Sơn La ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Ảnh: LB

Các sản phầm của nông nghiệp của Sơn La ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Ảnh: LB

BOX:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV (2020-2025) xác định: Mục tiêu phát triển của Sơn La là thúc đẩy phát triển xanh, xây dựng phát triển xanh và bền vững. Nông nghiệp của Sơn La tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Sản phẩm của Sơn La phải có uy tín, chất lượng, sạch.

Giai đoạn 2016 - 2020, diện tích cây ăn quả của Sơn La tăng từ 22 ngàn ha lên 58 ngàn ha, toàn vùng trung du miền núi phía Bắc tăng từ 185 ngàn ha lên 250 ngàn ha, trở thành vùng cây ăn quả lớn thứ 2 trên cả nước sau vùng ĐBSCL.

Kết quả này phản ánh đúng lợi thế tài nguyên đất, khí hậu tốt, chuyển dịch từ cây lúa, từ cây ngô, cây lương thực kém hiệu quả sang cây ăn quả, cây cho giá trị rất cao và phù hợp với nhu cầu thị trường, trong nước và thế giới.

Điều đó khẳng định chủ trương chuyển đổi hợp với lòng dân, sự vào cuộc đồng bộ của ba khu vực: khu vực Chính phủ, đó là hệ thống chính quyền các cấp, tập trung bằng cơ chế bằng chính sách, bằng sự chỉ đạo cụ thể; sự vào cuộc của các doanh nghiệp, đến nay riêng cây ăn quả đã có tới 37 cơ sở chế biến, trong đó có 11 nhà máy rất hiện đại; sự vào cuộc của người nông dân, trong một thời gian rất ngắn đã thành lập 538 HTX kiểu mới của người dân, phục vụ người dân.Đây chính là câu trả lời vì sao nông nghiệp Sơn La được coi là hiện tượng. Và chính là tiền đề để Sơn La đặt mục tiêu đưa nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong những năm tới.

Sản phẩm OCOP của Sơn La. Ảnh: Lê Tấn

Sản phẩm OCOP của Sơn La. Ảnh: Lê Tấn

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất