| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ du hành không gian

SpaceX - người tiên phong

Thứ Hai 01/06/2020 , 09:49 (GMT+7)

Giấc mơ du hành không gian thành sự thật vào năm 1969, khi Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng.

Hình ảnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng thành công tại bệ 39A, Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA, Florida, ngày 31/5/2020. Ảnh: Tech Crunch.

Hình ảnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng thành công tại bệ 39A, Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA, Florida, ngày 31/5/2020. Ảnh: Tech Crunch.

Nhưng hứng thú du lịch, khám phá không gian đã phai mờ trong nửa sau của thế kỷ XX. Phải tới năm 2001, tỷ phú Elon Musk, một trong những người sáng lập PayPal, mới bắt đầu quá trình tái tạo giấc mơ.

Ý tưởng và sứ mệnh của SpaceX

Tầm nhìn của Musk rất đơn giản, đặt một nhà kính nhỏ lên Sao Hỏa và cho thế giới thấy rằng con người có thể sống ở đó. Hoạt động và thành tựu khoa học kĩ thuật của con người chứng tỏ, giờ đây thế giới có thể bị phá hủy theo một số cách khác nhau.

Du hành vũ trụ và khai phá các hành tinh có thể là cách duy nhất để cứu nhân loại trong tương lai!

Nhiệm vụ của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian (viết tắt theo tiếng Anh SpaceX - Space Exploration Technologies Corporation) là vượt qua những khó khăn hiện tại ngăn cản con người du hành không gian bằng cách giảm chi phí và thương mại hóa quá trình này. Để làm điều đó, cần tìm cách cho tàu vũ trụ có thể tái sử dụng, thay vì chỉ loại bỏ chúng trong quá trình cất cánh.

Thứ hai, ngày 21/12/2015, SpaceX phóng một tên lửa vào không gian và hạ cánh nó trở về mặt đất, trong trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn. Không chỉ tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong việc chế tạo tên lửa tái sử dụng, thành công nói trên có sức ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của ngành du lịch không gian.

Như Elon Musk đã từng tiết lộ, toàn bộ chi phí cho nhiệm vụ phóng tên lửa Falcon 9 vào không gian lên đến 61,2 triệu USD. Nhưng giờ đây, nhờ tái sử dụng tên lửa, con số này có thể giảm xuống chỉ còn 612.000 USD, thậm chí thấp hơn.

"Tôi tin rằng 500 USD/pound (1.100 USD/kg) hoặc ít hơn là rất khả thi", ông nói.

Một thập kỷ trước, những người khổng lồ trong ngành hàng không vũ trụ như United Launch Alliance (liên doanh giữa Boeing Co và Lockheed Martin Corp), Arianespace, người Nga và Trung Quốc nhìn Elon Musk như một con muỗi sắp bị đập bẹp.

Ý tưởng tái sử dụng tên lửa quỹ đạo để giảm chi phí tiếp cận không gian? Buồn cười làm sao. Khai phá Sao Hoả?!? Anh chàng đến từ Nam Phi này thậm chí không thể đưa một tên lửa nhỏ, một động cơ bay vào quỹ đạo.

Suy nghĩ này tiếp tục tồn tại cho đến ngày 28/9/2008, khi SpaceX cuối cùng trở thành công ty đầu tiên phát triển một tên lửa bay vào quỹ đạo của Trái đất thành công.

Mười năm tiếp theo, ngành công nghiệp trải qua một cuộc tái cấu trúc triệt để. Những người khổng lồ tranh giành để đổi mới chính họ, hoặc chịu diệt vong. Musk không còn bị coi là kẻ huênh hoang mà đóng vai trò dẫn dắt chính. Mới đây nhất, công ty còn triển khai dự án Starlink, với tham vọng dùng vệ tinh để phủ sóng internet toàn cầu.

Theo sau sự trỗi dậy của SpaceX, hơn 100 công ty tư nhân trên khắp thế giới đang cố gắng hoàn thành cùng một kỳ tích với các tên lửa có kích cỡ khác nhau.

Kinh phí

Công ty được bắt đầu với số vốn 100 triệu USD. Musk cũng thu hút được tiền từ hai nhà đầu tư khác và xây dựng trụ sở ở California, nơi vẫn hoạt động ngày nay. Tàu vũ trụ được chế tạo ở đó và cơ sở đóng vai trò kiểm soát nhiệm vụ trong các lần phóng.

SpaceX chấp nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn, hồi tháng 1/2015, công ty đưa tin Google và Fidelity đầu tư 1 tỷ USD, tương đương dưới 10% quyền sở hữu.

Công ty cũng chấp nhận hợp đồng tư nhân cho các dịch vụ vũ trụ của mình. Ví dụ, vào tháng 9/2015, SpaceX tuyên bố họ ký hợp đồng sử dụng tên lửa Falcon để phóng các vệ tinh liên lạc HERPASAT và Arabsat 6A của Ả rập Xê-út.

Trở lại vào tháng 6/2013, Musk tuyên bố ông sẽ trì hoãn IPO cho đến khi các chuyến bay tới Sao Hỏa được tiến hành.

“Tôi chỉ không muốn (SpaceX) bị kiểm soát bởi một công ty cổ phần tư nhân nào đó sẽ mang lại doanh thu ngắn hạn”, ông nói với Aeon.

Báo cáo của The Motley Fool cho biết: "Công ty tính phí cho các khách hàng thương mại với mức giá tiêu chuẩn 62 triệu USD mỗi lần phóng". Họ cũng tính phí cho khách hàng chính phủ "khoảng hơn 20 triệu USD cho các nhiệm vụ không gian phức tạp”.

Năm 2006, NASA ký hợp đồng Dịch vụ Vận chuyển Quỹ đạo Thương mại (COTS - Commercial Orbital Transportation Program) cho công ty để thiết kế, chế tạo và phóng một tàu vận chuyển hàng hóa cung cấp cho Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

NASA trả cho SpaceX 396 triệu USD để phát triển tàu vũ trụ mang hàng hóa Dragon, trong khi công ty tự đầu tư hơn 500 triệu USD cho phát triển bệ phóng Falcon 9.

Chương trình phát triển vận tải hành khách thương mại (CCDev) dự định phát triển tàu vũ trụ vận hành thương mại có khả năng đưa phi hành gia đến ISS. SpaceX đã không giành được CCDev 1 (vòng 1), nhưng tới CCDev 2 (vòng 2), NASA quyết định trao cho SpaceX một hợp đồng trị giá 75 triệu USD để tiếp tục phát triển hệ thống thoát hiểm.

Tháng 8/2012, NASA tuyên bố SpaceX được trao 440 triệu USD để tiếp tục phát triển và thử nghiệm tàu vũ trụ Dragon 2 của mình.

Tháng 9/2014, NASA chọn SpaceX và Boeing là hai công ty nhận tài trợ để phát triển các hệ thống vận chuyển phi hành đoàn Hoa Kỳ đến và đi từ ISS. SpaceX từng giành được 2,6 tỷ USD để hoàn thành và chứng nhận Dragon 2 vào năm 2017.

Theo Forbes, SpaceX được định giá 32 tỷ USD vào năm 2018.

SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ chở người lên trạm ISS

Tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon lên quỹ đạo từ bệ phóng 39A ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida vào 2h22 ngày 31/5/2020 (giờ Hà Nội), tờ Guardian đưa tin.

Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên các phi hành gia lên trạm ISS từ đất Mỹ kể từ năm 2011. Chuyến bay mang tên Demo-2 cũng đánh dấu SpaceX trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên chở phi hành gia vào vũ trụ theo thỏa thuận hợp tác với NASA năm 2010.

Tầng đẩy tên lửa Falcon quay trở lại Trái đất sau khi tách khỏi tầng đầu tiên và hạ cánh thành công ở Đại Tây Dương, có thể tái sử dụng cho nhiệm vụ tương lai. Tàu Crew Dragon bay tới quỹ đạo 12 phút sau khi phóng và mất 19 giờ đuổi theo trạm ISS ở độ cao hơn 400 km phía trên Trái Đất trước khi ghép nối trong cùng ngày (31/5).

Sau khi ngừng chương trình tàu con thoi vào tháng 7/2011, NASA phụ thuộc vào Nga trong hoạt động chở phi hành gia lên trạm ISS, với mức phí 85 triệu USD cho mỗi ghế trên tàu vũ trụ Soyuz.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm