| Hotline: 0983.970.780

Sri Lanka đầu hàng 'chính sách nông nghiệp hữu cơ tuyệt đối'

Thứ Hai 22/11/2021 , 18:54 (GMT+7)

Sri Lanka từ bỏ mục tiêu đầy tham vọng trở thành quốc gia nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ đầu tiên trên thế giới với tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm nhập thuốc trừ sâu.

Nông dân huyện Dekatana, tỉnh Tây Sri Lanka tuần hành phản đối và đốt các hình nộm của Bộ trưởng Nông nghiệp vào ngày 10 tháng 11 để yêu cầu chính phủ viện trợ phân bón sau khi áp dụng chính sách 100% nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lanka Express

Nông dân huyện Dekatana, tỉnh Tây Sri Lanka tuần hành phản đối và đốt các hình nộm của Bộ trưởng Nông nghiệp vào ngày 10 tháng 11 để yêu cầu chính phủ viện trợ phân bón sau khi áp dụng chính sách 100% nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lanka Express

Tuyên bố dỡ bỏ ngay lập tức lệnh cấm nhập khẩu thuốc trừ sâu và các nguyên liệu vật tư đầu vào nông nghiệp khác được chính phủ Sri Lanka loan đi ngày 21/11, trong bối cảnh quốc đảo này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn ngoại hối gây ra khủng hoảng thiếu lương thực, dầu thô và nhiều mặt hàng thiết yếu khác.

Trước đó vào tháng trước, các nhà chức trách đã âm thầm nới lỏng và cho phép tái nhập khẩu phân bón đối với ngành sản xuất chè- mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này. Tuy nhiên trước sức ép các cuộc tuần hành, biểu tình đông người được lên kế hoạch của nông dân trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Colombo yêu cầu chính phủ cho nhập khẩu trở lại các hóa chất thiết yếu để bảo vệ mùa màng của họ.

Bộ Nông nghiệp Sri Lanka cho biết họ sẽ chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các loại hóa chất nông nghiệp, bao gồm cả thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Bộ trưởng Nông nghiệp Sri Lanka Udith Jayasinghe nói với kênh truyền hình News First TV rằng: “Chúng tôi phải cho phép mở cửa nhập khẩu các loại hóa chất đầu vào sản xuất hiện đang cần khẩn cấp. Đây là một quyết định đã được xem xét kỹ lưỡng cho thấy sự cần thiết phải đảm bảo an ninh lương thực".

Tuyên bố trên được loan đi sau khi nông dân địa phương tại các vùng đất nông nghiệp rộng lớn đã bị bỏ hoang sau lệnh cấm nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu, được ban hành và có hiệu lực lần đầu tiên vào tháng Năm.

Theo ghi nhận, tình trạng thiếu hụt lương thực, nhu yếu phẩm tại đảo quốc trên 20 triệu dân đã trở nên tồi tệ hơn trong tuần vừa qua qua, với giá gạo, rau và các mặt hàng thiết yếu khác trên thị trường đã tăng giá gấp đôi trên khắp cả nước.

Hệ thống các siêu thị cũng đã phải phân bổ, cân đối nguồn gạo để đưa ra thị trường. Theo đó chỉ cho phép mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 5 kg. Trong khi đó, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa vẫn luôn biện minh cho lệnh cấm nhập khẩu bằng cách nói rằng ông muốn nền sản xuất nông nghiệp của Sri Lanka đạt chuẩn “hữu cơ 100%”.

Chính phủ Sri Lanka đã chính thức từ bỏ tham vọng trở thành quốc gia nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: AFP

Chính phủ Sri Lanka đã chính thức từ bỏ tham vọng trở thành quốc gia nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ đầu tiên trên thế giới. Ảnh: AFP

Chính sách này được đưa ra sau một tác động lớn đối với nền kinh tế của hòn đảo thiếu tiền mặt sau đại dịch Covid-19, với thu nhập từ du lịch và lượng kiều hối của người lao động nước ngoài giảm mạnh. Sri Lanka cũng đóng cửa nhà máy lọc dầu duy nhất vào tháng trước sau khi hết ngoại tệ để nhập khẩu dầu thô.

 Ngành nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của đất nước Sri Lanka, trong đó ba loại cây truyền thống xuất khẩu chính của nước này là chè, cao su và dừa. Ngay từ thế kỷ XIX và XX, Sri Lanka đã là một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, trong đó nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu quế, cao su và chè đặc sản Ceylon.

Tuy nhiên sau đó nền kinh tế thuần túy dựa vào trồng trọt đã làm trầm trọng thêm sự nghèo khổ và sự bất bình đẳng kinh tế. Từ năm 1948 tới năm 1977, các chính sách kinh tế của chính phủ mang nặng dấu ấn bảo thủ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống người dân khiến các loại cây trồng thời thuộc địa bị phá bỏ, các ngành công nghiệp bị quốc hữu hóa khiến nền kinh tế quốc gia kém hiệu quả, tăng trưởng chậm và thiếu đầu tư nước ngoài.

Đến đầu những năm 80, chính phủ bắt đầu tiến hành tư nhân hóa, giảm kiểm soát và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và sắp xếp, cải tổ lại ngành nông nghiệp mới đưa quốc gia này có những bước chuyển vững chắc sang một nền kinh tế công nghiệp hóa với sự phát triển các ngành chế biến lương thực, dệt may, viễn thông và tài chính.

Tới năm 1996, nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu (so với 93% năm 1970), trong khi dệt may đã chiếm tới 63%. Tổng sản phẩm quốc nội GDP hàng ănm tăng trưởng trung bình 5.5% vào những năm đầu thập kỷ 1990, nhưng tình trạng hạn hán và an ninh kém khiến nó tụt xuống còn 3.8% vào năm 1996. Nền kinh tế sau đó đã tìm lại nhịp độ tăng trưởng trong thời kỳ 1997-2000, với mức trung bình hàng năm 5.3% và từng có thời điểm Sri Lanka có mức thu nhập trên đầu người cao nhất khu vực Nam Á.

(AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm