| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng Vibimzol 75WP trừ đạo ôn lúa

Thứ Hai 19/12/2011 , 11:10 (GMT+7)

Hỏi: Các vụ vừa qua chúng tôi đã dùng Fujione 40EC, nay muốn luân phiên các loại thuốc Vibimzol 75WP - một loại thuốc mới của Vipesco, xin cho biết sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh đạo ôn lúa?

(Một số nông dân ở Cai Lậy, Tiền Giang và Châu Thành, An Giang)

Trả lời:

Bệnh đạo ôn hay bệnh cháy lá lúa là một bệnh phổ biến ở các vùng trồng lúa. Mùa vụ nào cũng có bệnh xảy ra; do điều kiện thời tiết thuận lợi nên bệnh gây hại nặng trong vụ đông xuân.

Phòng trừ bệnh đạo ôn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như giống kháng, không gieo cấy quá dày, bón phân cân đối và đầy đủ, giữ mực nước trong ruộng tránh ruộng khô bệnh sẽ nặng và phun thuốc nên chọn loại thuốc đặc trị, luân phiên các loại thuốc tránh sự lờn thuốc.

Các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn hữu hiệu thường dùng là Fuji-one 40EC có hoạt chất Isoprothiolane, thuốc chính hiệu của Nhật sản xuất có tác dụng trừ bệnh và còn giúp cho bộ rễ lúa phát triển rất mạnh, cây lúa sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra còn có Vibimzol 75WP chứa 75% hoạt chất Tricyclazole là một loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn hại lúa. Thuốc có tác động nội hấp rất mạnh được cây lúa hấp thu rất nhanh nên sau khi phun 1 giờ gặp trời mưa (thường gặp ở vụ hè thu và vụ mùa) thuốc vẫn có tác dụng.

Vibimzol 75WP hiệu quả cao với bệnh đạo ôn lá (cháy lá lúa) và đạo ôn cổ bông (thối cổ gié). Ngoài việc phòng trừ bệnh thuốc còn có tác dụng dưỡng cây, giúp cho cây lúa xanh tốt hơn, hạt lúa sáng chắc, chất lượng gạo tốt hơn ít bị gãy nát khi xay xát. Khi sử dụng Vibimzol 75WP cần chú ý thời điểm phun, số lần phun và lượng nước phun.

Đạo ôn lá: thường xuyên thăm ruộng khi lúa đang đẻ nhánh, bệnh chớm xuất hiện lẻ tẻ vài ba vết thì phun thuốc. Pha 10g/bình 8 lít phun 4-5 bình cho 1.000m2 (320 – 400 lít nước/ha). Khoảng 5-7 ngày sau phun thuốc nên thăm ruộng nếu bệnh không giảm mà còn có thêm các vết bệnh mới xuất hiện thì phun lại lần hai, liều lượng như lần thứ nhất.

Đạo ôn cổ bông: thường xuyên thăm ruộng trước khi lúa trổ 15 ngày nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì phun thuốc. Pha 10g/bình 8 lít phun 4-5 bình cho 1.000m2 (400 – 600 lít nước/ha). Phun lần đầu 5-7 ngày trước khi lúa trổ bông hoặc trễ lắm là lúc lúa thấp thó tức lúa trổ không quá 5%. Phun lại lần hai lúc lúa trổ đều. Vùng thường xuyên xảy ra bệnh và trồng giống lúa nhiễm nên phun vào lần ba ở giai đoạn lúa ngậm sữa. Sau phun lần ba không phun thuốc nữa vì có phun cũng vô ích.

Chú ý:

Quậy thuốc tan đều trước khi phun.

Phun đảm bảo làm sao cho nước thuốc ướt đều cây.

Phun lúc chiều mát hoặc phun sáng sớm khi lúa đã ráo sương.

Ở giai đoạn cổ bông điều chỉnh béc phun sao cho thuốc ra thật mịn để thuốc bám đều trên bông thì hiệu quả trừ bệnh mới cao.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất