| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường hiểu biết về dịch bệnh mới nổi từ động vật sang người

Thứ Hai 22/07/2024 , 16:41 (GMT+7)

Sáng 22/7, Bộ NN-PTNT phối hợp CIRAD và Đại sứ quán Pháp tổ chức cuộc họp tham vấn lần 1 Sáng kiến Prezode phòng chống dịch bệnh lây lan từ động vật.

 Bộ NN-PTNT, CIRAD và Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức cuộc họp tham vấn lần 1 về Dự án Preact trong khuôn khổ Sáng kiến Prezode. Ảnh: DL.

 Bộ NN-PTNT, CIRAD và Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức cuộc họp tham vấn lần 1 về Dự án Preact trong khuôn khổ Sáng kiến Prezode. Ảnh: DL.

Sáng kiến ​​Prezode (Phòng chống dịch bệnh lây lan từ động vật) do Chính phủ Pháp tài trợ thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Sáng kiến có sự tham gia của 27 quốc gia thành viên, tập trung vào các nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó, Bộ NN-PTNT chính thức là thành viên vào năm 2022.

Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp (CIRAD) là một thành viên tích cực của sáng kiến Prezode, đang trực tiếp phối hợp với Bộ NN-PTNT thông qua Văn phòng Ban thư ký Đối tác Một sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người chuẩn bị Đề xuất Dự án PreAct trong khuôn khổ sáng kiến Prezode.

Dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2025-2028.

Cuộc họp tham vấn lần 1 nhằm giới thiệu về sáng kiến Prezode và các thông tin cơ bản để xây dựng Dự án PreAct (Prezode in Act - Đưa sáng kiến Prezode vào hành động). Trình bày cơ sở dữ liệu về các sáng kiến và Dự án Một sức khỏe ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Xác định các khoảng trống, lĩnh vực thiếu hụt để Dự án có thể hỗ trợ hoặc đầu tư tránh trùng lặp và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Kết nối các bên liên quan về Một sức khỏe nhằm tăng cường các hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu.

Preact khu vực Đông Nam Á tập trung vào Việt Nam và Philipines nhằm tăng cường hiểu biết về bệnh dịch mới nổi từ động vật sang người, xác định và giám sát rủi ro thông qua cách tiếp cận từ dưới lên. Ảnh: DL.

Preact khu vực Đông Nam Á tập trung vào Việt Nam và Philipines nhằm tăng cường hiểu biết về bệnh dịch mới nổi từ động vật sang người, xác định và giám sát rủi ro thông qua cách tiếp cận từ dưới lên. Ảnh: DL.

Preact khu vực Đông Nam Á tập trung vào Việt Nam và Philipines nhằm tăng cường hiểu biết về bệnh dịch mới nổi từ động vật sang người, xác định và giám sát rủi ro thông qua cách tiếp cận từ dưới lên, tăng cường năng lực quản lý rủi ro xuyên biên giới.

Ngoài ra, dự án cũng nhằm tăng cường năng lực Môt sức khỏe cho  các cơ quan địa phương, thông qua đánh giá rủi ro, giảm rủi ro, giám sát và phát hiện sớm tác nhân gây bệnh đồng thời đánh giá kinh tế xã hội.

Dự án dự kiến bao gồm 3 hợp phần gồm hiểu biết về rủi ro dịch bệnh từ động vật sang người, giải pháp giảm rủi ro dịch bệnh và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện rủi ro dịch bệnh.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết việc tổ chức tham vấn dự án là một trong những cách quản lý có sự tham gia của Đối tác Một sức khỏe, các bên liên quan cùng tham gia vào quá trình thiết kế dự án, để tối ưu hóa hiệu quả nguồn lực hỗ trợ cho Việt Nam tránh bị trùng lặp và đề cao vai trò của tất cả các bên liên quan từ Trung ương tới địa phương, từ đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ, khối tư nhân, hiệp hội, viện trường đều cùng biết, cùng góp ý và cùng làm.

Ông Châu kỳ vọng, Dự án Preact sẽ hỗ trợ được một số các nội dung như tạo ra cơ chế đối thoại dài hạn cho khoa học, chính sách và xã hội; tăng cường hợp tác đa ngành, liên bộ, đảm bảo sử dụng phương pháp tiếp cận Một sức khỏe trong cơ chế ra quyết định nhằm tối ưu hóa lợi ích.

Bên cạnh đó, dự án được cho là sẽ cung cấp các nghiên cứu để chứng minh lợi ích đan xen giữa kinh tế và sức khỏe thông qua cách tiếp cận Một sức khỏe làm thông thoáng và đẩy nhanh tiến độ ra quyết định và hợp tác giữa các bên liên quan, tăng cường vai trò của khối tư nhân và phát huy các sáng kiến xanh, tăng cường sự tham gia các bên liên quan, thay đổi về tư duy để nhận thức được tầm quan trọng của Một sức khỏe.

Ông Francois Roger, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Trung Tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp (CIRAD) cho biết, thông qua sáng kiến Prezode và Dự án Preact, CIRAD có kế hoạch khởi động chương trình tổng thể Một sức khỏe Quốc tế phối hợp với Việt Nam và Thái Lan, tập trung vào nội dung đào tạo và giáo dục trong lĩnh vực Một sức khỏe.

Bằng cách đào tạo thế hệ chuyên gia kế cận với kiến thức và kỹ năng cần thiết, CIRAD đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong việc chống lại các bệnh lây truyền từ động vật sang người và thúc đẩy Một sức khỏe toàn cầu.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tham tán Nông nghiệp Pháp Marion Chaminade đánh giá, sức khỏe động vật và môi trường là những thành phần quan trọng của các sáng kiến ​​​​y tế toàn cầu.

Với xu hướng Quản lý tổng hợp tài nguyên (IMR) là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế trong năm tới, Pháp đã ký kết Đối tác Một sức khỏe về bệnh lây truyền từ động vật sang người tại Việt Nam, không chỉ có sự tham gia của Đại sứ quán Pháp mà còn có các đối tác của Pháp như CIRAD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) và AFD.

Trong khuôn khổ này, dự án đầu tiên Preact nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển và thúc đẩy các giải pháp ngăn ngừa bệnh lây truyền từ động vật sang người thông qua cách tiếp cận Một sức khỏe. 

“Chính phủ Pháp đánh giá dự án này là một ưu tiên cao, đó là lý do tại sao nguồn vốn được chuyển thông qua AFD. Chúng tôi dựa vào sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban Thư ký Đối tác Một Sức khỏe thuộc Bộ NN-PTNT, các Bộ liên ngành của Việt Nam và CIRAD để thiết kế và thực hiện dự án tốt nhất có thể cho Việt Nam”, bà Chaminade cho biết.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.