| Hotline: 0983.970.780

Tập trung hỗ trợ sinh kế cho đồng bào

Thứ Bảy 03/07/2021 , 11:15 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Tỉnh Bình Phước triển khai lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ sinh kế, nhờ đó đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao dê giống cho bà con đồng bào xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Ảnh: TL.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao dê giống cho bà con đồng bào xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Ảnh: TL.

Trong chuyến công tác ở các huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, chúng tôi rất vui mừng khi thấy những con đường đất, bụi mịt mù ngày nào, nay đã được thay bằng đường nhựa, bê tông sạch sẽ. Đời sống của đồng bào nơi đây đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt, đang dần bắt nhịp, hòa chung vào sự phát triển chung của địa phương.

Đến thăm gia đình ông Liêu Văn Kỳ, dân tộc Tày, tại ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện biên giới Bù Đốp, ông Kỳ cho hay, gia đình ông từ Cao Bằng vào Bù Đốp lập nghiệp từ những năm 1990. Trước đây, ông kiếm sống bằng nghề làm thuê, ai thuê gì làm nấy, kinh tế gia đình khó khăn chồng chất. Sau bao năm, cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Năm 2016, gia đình ông được vay 45 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội. Cùng với nguồn vốn tích góp của gia đình, ông Kỳ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu sinh sản và chăm sóc vườn điều.

Đến nay, gia đình ông đã có 5 con trâu sinh sản và có hơn 2,8ha điều đang thu hoạch. Mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Có tiền, ông lo cho con ăn học, sau đó xây lại nhà, mua sắm tiện nghi, vật dụng trong nhà. Gia đình ông Kỳ không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá tại địa phương.

Tương tự, gia đình chị Thị Liệt, dân tộc S’Tiêng, ở xã Phước Minh, huyện biên giới Bù Gia Mập cũng chỉ mất 3 năm để thoát nghèo và vươn lên khá, giàu so với mặt bằng chung tại địa phương.

“Trước đây, gia đình tôi nghèo lắm. Sau khi được nàh nước quan tâm, tôi được vay 30 triệu đồng vốn chính sách để phát triển vườn tiêu. Sau 2 năm, vườn tiêu cho thu hoạch tốt, trả xong khoản nợ 30 triệu đồng. Sau đó, tôi tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mở cửa hàng tạp hóa. Bây giờ gia dnh92 tôi không còn phải chạy ăn từng bữa như ngày xưa nữa, các con được ăn ngon, mặc đẹp, được đi học. Gia đình tôi đã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã rồi”, chị Liệt vui mừng nói.

Sau khi được tỉnh hỗ trợ vay vốn, vợ chồng ông Kỳ khoe đã thoát nghèo và trở thành một trong những hộ khá ở ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp. Ảnh: TL.

Sau khi được tỉnh hỗ trợ vay vốn, vợ chồng ông Kỳ khoe đã thoát nghèo và trở thành một trong những hộ khá ở ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp. Ảnh: TL.

Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho biết: Một trong những điểm nhấn trong thực hiện công tác giảm nghèo là Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, từ đó các địa phương, đơn vị lấy đó làm căn cứ, chỉ tiêu để thực hiện.

Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa biên giới, từng bước thoát nghèo bền vững, những năm gần đây, tỉnh Bình Phước đã triển khai lồng ghép nhiều chương trình, chính sách của Trung ương, cũng như địa phương. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ sinh kế cho bà con đồng bào như: tiếp cận vay vốn, mua sắm nông cụ sản xuất, trao con giống, cây giống, tư vấn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất…

Ông Lý Trọng Nhân cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn những khó khăn. Cụ thể, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Khả năng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ còn hạn chế, thiếu đất ở, đất canh tác.

Trong khi đó, nguồn lực đầu tư chưa dồi dào. Vì thế, trong giai đoạn 2020 - 2025, Bình Phước sẽ tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống cho bà con.

Theo bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, phong trào “Toàn dân chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” thời gian qua, đã nhận được sự tham gia, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, mang lại hiệu quả rất cao. Tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, nhất là với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm