| Hotline: 0983.970.780

Tàu vũ trụ Juno lần đầu tiên tiếp cận siêu bão trên sao Mộc

Thứ Tư 12/07/2017 , 14:34 (GMT+7)

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu thăm dò Juno đã tiếp cận thành công siêu bão Great Red Spot (“Đốm Đỏ khổng lồ”) đang hoành hành trên Sao Mộc.

14-16-40_nh1
Hình ảnh do NASA cung cấp cho thấy tàu vũ trụ Juno của NASA tiếp cận thành công quỹ đạo siêu bão Great Red Spot của Sao Mộc ngày 11 tháng 7 năm 2017

Trên trang mạng Twitter, NASA cho biết chuyến bay mới nhất của Juno lên Sao Mộc đã hoàn thành. Tất cả các thiết bị khoa học cũng như camera đang hoạt động để thu thập dữ liệu và những hình ảnh đầu tiên từ cuộc tiếp cận này dự kiến sẽ được công bố trong vài ngày tới. 

Tàu Juno đã vượt lên cao khoảng 9.000 km trên những đám mây cuộn đỏ trong cơn bão Great Red Spot vào lúc 1h55 GMT ngày 11/7 (tức 8h55 sáng 12/7 theo giờ Hà Nội). Nhiều tàu thăm dò đã từng chụp ảnh Sao Mộc, nhưng Juno sẽ là tàu chụp những bức ảnh có độ phân giải lớn nhất. 

Các chuyên gia NASA cho rằng đây là cơ hội đầu tiên để quan sát thật sự gần cơn bão khổng lồ được cho là đã tồn tại hơn 350 năm qua. Các nhà khoa học cũng hy vọng những hình ảnh từ tàu Juno sẽ giúp mở ra những bí ẩn như lực đẩy khủng khiếp của cơn bão, nguyên nhân cho sự tồn tại quá lâu của nó, vì sao cơn bão có thể xâm nhập sâu vào bầu khí quyển của hành tinh và tại sao nó lại dần tan rã.

14-16-40_nh_2
Hình ảnh đồ họa của NASA về sức mạnh của siêu bão Great Red Spot

Các nhà thiên văn học cũng tin rằng sự hiểu biết sâu hơn về cơn bão Great Red Spot có thể mang lại những đầu mối cho việc lý giải cấu trúc, cơ học và sự hình thành Sao Mộc nói chung.

Steve Levin, nhà khoa học dẫn đầu dự án nghiên cứu về hoạt động của tàu Juno tại Phòng thí nghiệm JPL ở Pasadena, California cho biết: "Đây là một cơn bão lớn gấp 11 lần đường kính Trái đất và tồn tại hàng trăm năm nay. Chúng tôi muốn biết điều gì làm nên sức mạnh của nó”.

Levin cho rằng cơn bão nhiều khả năng được cung cấp năng lượng bởi khí quyển của Sao Mộc kết hợp với vòng quay của hành tinh, nhưng các hoạt động chính xác bên trong không được biết đến. Cơn bão được xếp hạng là cơn bão lớn nhất được biết đến trong hệ Mặt trời, với cường độ khoảng 16.000 km/giờ và sức gió ở tốc độ hàng trăm km/giờ. Nó xuất hiện như một quả cầu đỏ sẫm, bao quanh bởi các lớp màu vàng nhạt, cam và trắng.

Chuyến bay vào siêu bão Great Red Spot đưa Juno tiến gần đến Sao Mộc nhất kể từ khi bắt đầu bay vào quỹ đạo của hành tinh này hồi tháng 7/2016 sau 5 năm vượt hành trình 2,7 tỷ km từ Trái đất. Tàu sẽ vận hành đến tháng 2/2018 trước khi được cho rơi vào bầu khí quyển của Sao Mộc và tự hủy.

Hình ảnh do NASA cung cấp về sự chuyển động của những đám mây trên Sao Mộc. Phóng to hình ảnh Đốm Đỏ ở bước sóng màu xanh lam (trái) và màu đỏ (phải), các nhà khoa học nhận thấy một tính năng sợi độc nhất vô nhị chưa từng thấy trước đây.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm