| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Hệ thống thủy lợi sẵn sàng cấp nước cho ruộng đồng

Thứ Tư 14/12/2022 , 09:09 (GMT+7)

Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nguồn nước tưới tiêu là vấn đề được cơ quan chuyên môn của tỉnh Thái Nguyên đặt lên hàng đầu.

Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

Phần lớn các hồ thủy lợi được xây dựng từ năm 1960 -1980 và đã trải qua hơn 40 năm vận hành khai thác, đã có trên 30 công trình hồ, đập lớn được sửa chữa nâng cấp. Song một số hồ chứa, đập dâng, kênh mương chưa được đầu tư kinh phí để duy tu sửa chữa, nhất là các công trình hồ đập vừa và nhỏ.

Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai chính sách thủy lợi phí, tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tối đa hiệu quả của các công trình sau đầu tư. Nhờ vậy, hiệu quả rõ nét của chính sách này góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng diện tích tưới tiêu. Thể hiện qua con số cụ thể, năm 2010 là 83.000ha, nhưng đến nay đã lên tới khoảng 100.000ha.

Cơ bản công trình hồ chứa nước, đập nước, kênh mương có quy mô lớn do Công ty TNHH một thành khai thác thủy lợi Thái Nguyên (Công ty thủy lợi Thái Nguyên) quản lý, bao gồm 198 công trình (89 hồ thủy lợi, 103 đập dâng và 6 trạm bơm). Đây chính nguồn cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho các địa phương, các khu công nghiệp. Ngoài ra, đơn vị này cũng cung cấp một phần nước tưới tiêu cho địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hồ Núi Cốc, công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hồ Núi Cốc, công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các công trình thủy lợi do Công ty thủy lợi Thái Nguyên thường xuyên được duy tu, bảo và nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích được cấp nước, khả năng tiêu thoát nước; ưu tiên hệ thống công trình thủy lợi khu vực thường gặp hạn hán như Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Áp dụng đồng bộ trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng

Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty thủy lợi Thái Nguyên thông tin: Công ty đã lên kế hoạch từ đầu năm, chủ động tích nước cho các hồ thủy lợi để sản xuất vụ Thu Đông của năm 2022 và đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Xuân Hè năm 2023. Đây là thời gian ít mưa, thời tiết khô hạn nên việc điều tiết lượng nước phù hợp tiết kiệm và cố gắng tích nước nhiều nhất có thể.

Rà soát tình hình chứa nước các hồ thủy lợi

Nhằm đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trông vụ Đông, sắp tới là vụ Xuân, các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra tình hình trữ nước tại các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Qua rà soát, các công trình do Công ty thủy lợi Thái Nguyên quản lý, cơ bản các hồ có trữ lượng nước đạt từ 70 – 100% dung tích thiết kế. Tuy nhiên vẫn có một số ít chưa đạt 50% (Gồm các hồ Núi Trẽ (thành phố Thái Nguyên), hồ La Đao (huyện Phú Bình), hồ Múi Mủn và hồ Na Hiên (huyện Phú Lương).

Trong khi đó, đối với các công trình hồ đập có quy mô nhỏ hơn do các huyện, thành phố quản lý, có tỷ lệ trữ nước đạt từ 65 – 80% dung tích thiết kế.

Hồ Vai Miếu sẵn sàng đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng các xã Ký Phú, Vạn Thọ, Cát Nê,... của huyện Đại Từ. Ảnh: Toán Nguyễn,

Hồ Vai Miếu sẵn sàng đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng các xã Ký Phú, Vạn Thọ, Cát Nê,... của huyện Đại Từ. Ảnh: Toán Nguyễn,

Để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất vụ Đông, đặc biệt là vụ chính sắp tới là Xuân Hè, Sở Nông nghiệp và PTNT thôn tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và Công ty thủy lợi Thái Nguyên xây dựng kế hoạch điều tiết nước. Có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí và triển khai duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nào vét công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất gieo trồng.

Theo ông Dương Văn Hào, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, yêu cầu các địa phương sau khi rà soát, thấy các khu vực có nguy cơ bị hạn, không chủ động được nước tưới, thì cơ quan chuyên môn phải kịp thời hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi và các địa phương cấp xã, huyện phải chủ động phối hợp, tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình theo quy định. Cần xử lý dứt điểm các vụ vi phạm đã xảy ra và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất