| Hotline: 0983.970.780

Thăng trầm cây mía, hạt đường

Thứ Ba 06/04/2010 , 10:03 (GMT+7)

Chỉ trong vòng 1 tháng, Cty CP Đường NIVL (xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) đã giảm giá mua nguyên liệu đến 4 lần khiến người trồng mía thiệt hại nặng nề. Dân trồng mía lập tức phản ứng...

KHI NÔNG DÂN VÀ NM ĐƯỜNG “ĐẤU” NHAU!

Chỉ trong vòng 1 tháng, Cty CP Đường NIVL (xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) đã giảm giá mua nguyên liệu đến 4 lần khiến người trồng mía thiệt hại nặng nề. Hàng trăm hộ nông dân đã “đình công” phản đối bằng cách bán mía cho các NM đường khác trong vùng với giá cao hơn 20%, còn Cty NIVL thì tìm mọi cách ngăn cản. Cả vùng mía đang vô cùng căng thẳng…

ÉP GIÁ NGƯỜI TRỒNG MÍA?

Dọc hai bên con lộ nhỏ chạy vào ấp 9, xã Lương Hòa bạt ngàn cánh đồng mía đã quá kỳ thu hoạch để cháy khô dưới cái nắng gay gắt. Lác đác chỉ có vài ba chiếc xe tải mang biển số Tây Ninh (70) và Đồng Nai (60) đậu bên đường đang ì ạch chất mía lên xe. Nhiều nông dân cho biết, phải “máu mặt” lắm những chiếc xe này mới cả gan vào “vùng cấm địa” của Cty NIVL để mua mía với giá cao cho nông dân. Mọi việc cũng bắt nguồn từ việc, nông dân cho rằng Cty NIVL ép giá họ khi thu mua mỗi tấn mía thấp hơn các NM khác từ 200.000 – 300.000 đồng/tấn và liên tục giảm giá tới 4 lần từ đầu tháng 3 đến nay, khiến mỗi tấn mía nông dân mất thêm gần 200.000 đồng.

Nông dân Ngô Hoàng Anh (ngụ ấp 9) có 5 ha trồng mía cho biết, thời điểm đầu tháng 3/2010 các lái mía bao trọn ruộng cho nông dân với giá gần 600.000 đồng/tấn. Sau đó, các lái mía phải thuê lao động (đốn mía, xếp dỡ lên xe hoặc ghe) và phí vận chuyển đến Cty NIVL bán với giá 980.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, sau 4 lần giảm giá liên tiếp, hiện giá mua tại Cty NIVL chỉ còn 785.000 đồng/tấn (giảm 195.000 đồng/tấn), tức thì các lái mía cũng giảm giá mua mía của nông dân tương đương với mức giảm của Cty và hiện chỉ còn trên 400.000 đồng/tấn mía tại ruộng.

Tương tự, nông dân Đoàn Thị Vân (ngụ ấp 8) có trên 5 ha trồng mía cho biết, tổng sản lượng mía của gia đình đạt khoảng 300 tấn, nếu bán cho NIVL thì bà mất trắng 60 triệu đồng. Trong khi đó, hàng loạt các NM đường như Sóc Trăng, Bến Tre, Tây Ninh, La Ngà, Trị An quanh đó giá thu mua thấp nhất cũng đạt 1 triệu đồng/tấn.

Chính vì sự vô lý “rõ như ban ngày” mà hàng trăm hộ nông dân trồng mía tại huyện Bến Lức vô cùng bức xúc cùng nhau kéo đến Cty NIVL để yêu cầu Cty giải thích, đồng thời không cân bán mía cho NM. Họ neo ghe, đậu xe tại chỗ hoặc chở mía đi bán ở các NM ngoài tỉnh như Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Nai...Họ cho biết, với công suất khoảng 4.000 tấn mía/ngày, chỉ cần Cty NIVL mua mía thấp hơn thị trường khoảng 200.000 đồng/tấn thì NIVL đã bỏ túi gần cả tỷ đồng/ngày tiền chênh lệch giá!

“ĂN CHẶN” ĐÃ NHIỀU NĂM

Theo UBND huyện Bến Lức, diện tích mía toàn huyện đã thu hoạch được gần 8.000 ha với năng suất bình quân ước tính vào khoảng 68 tấn/ha. Hiện còn khoảng gần 1.000 ha chưa thu hoạch với sản lượng trên 65.000 tấn. Giá mua mía hiện nay của Nhà máy đường NIVL đã giảm từ 150.000 – 200.000 đồng/tấn so với giá mua mía vào thời điểm đầu tháng 3/2010, và thấp hơn trên 300.000 đồng/tấn mía cây nếu so với giá mua mía của khu vực ĐBSCL.

Việc NM Đường NIVL mua mía với giá thấp hơn các NM khác trong vùng ĐBSCL cũng được khẳng định đã từng diễn ra trong nhiều năm qua gây thiệt hại và bức xúc cho bà con nông dân trồng mía. Đặc biệt, 2 năm qua, nhà máy áp dụng biện pháp trừ tạp chất hai lần: khi ghe mía vào bến cho công nhân cẩu 1 hoặc 2 cẩu mía sau đó ngưng để thỏa thuận tỷ lệ trừ tạp chất (thường là từ 4% - 5%), nếu không đồng ý sẽ không tiếp nhận mía; sau đó mía được tiếp tục cân, thử chữ đường (CCS) và lại trừ tạp chất lần 2 (thường từ 2,5 – 3%).

Đặc biệt, người dân cho rằng, có sự không minh bạch, thiên vị, thậm chí tiêu cực trong cách tính chữ đường. Nông dân không có phương tiện để kiểm đối chứng chữ đường nên Cty NIVL bảo bao nhiêu chữ đường thì người bán chỉ biết cắn răng chịu theo. Nhiều nông dân còn phản ánh, cùng 1 ruộng mía, thu hoạch cùng thời điểm, nhưng đôi khi có sự chênh lệch từ 3 đến 5 chữ đường nếu chuyên chở mía trên những phương tiện khác nhau. Cùng một lô mía, tuỳ người giao mà chữ đường cũng khác, người trồng mía vì vậy không dám giao mía trực tiếp cho nhà máy, mà phải qua thương lái, qua “cò” gây thiệt hại nặng.

Trong khi đó, lý giải về việc giá mua mía cây tại địa bàn Long An luôn thấp hơn khu vực ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ, Cty NIVL cho rằng, cây mía của Long An kém xa các tỉnh khác cả về chữ đường và năng suất (!?). Hơn nữa, một số người cung cấp mía cho Cty còn tưới nước làm tăng trọng lượng nhưng chất lượng đường không đạt tiêu chuẩn 10 CCS. Giá mua mía của NIVL là có xem xét so sánh tương quan với giá mua mía của NM Đường Biên Hòa và NM Đường Bourbon (Tây Ninh). Tuy nhiên, cách giải thích của Cty NIVL lại hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế: Khi Cty NIVL mua mía của nông dân Bến Lức với giá 785.000 đồng/tấn thì hàng loạt các NM đường khác lại cho xe đến đây mua lại toàn bộ số nguyên liệu này với giá tới 1 triệu đồng/tấn!

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm