| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Công bố hết dịch cúm gia cầm A/H5N6

Thứ Tư 25/03/2020 , 11:40 (GMT+7)

Thị xã Bỉm Sơn là địa phương cuối cùng của Thanh Hóa công bố hết dịch cúm gia cầm AH5N6.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Thanh Hóa từ ngày 3/2/2020. Đến nay, cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 18 xã, 11 huyện của Thanh Hóa, làm trên 7,2 nghìn con gia cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy gần 55 nghìn con. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức tiêm phòng vacxin bao vây ổ dịch, xuất hiện thêm một số trường hợp gia cầm bị phát bệnh và đã được tiêu hủy kịp thời.

Cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Thanh Hóa từ ngày 3/2/2020. Ảnh: Võ Dũng.

Cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Thanh Hóa từ ngày 3/2/2020. Ảnh: Võ Dũng.

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh để bao vây dập dịch và chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin sẵn sàng cho phòng, chống dịch.

Thanh Hóa phải tiêu hủy trên 55 nghìn con gia cầm. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa phải tiêu hủy trên 55 nghìn con gia cầm. Ảnh: Võ Dũng.

Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được trên 10 triệu liều vacxin cúm gia cầm (trong đó có 2 triệu liều được Trung ương hỗ trợ) và vẫn tiếp tục tiêm bổ sung cho những đàn mới nuôi. Các địa phương tập trung lực lượng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng bao vây dịch bệnh. Thanh Hóa đã cấp cho các đơn vị gần 11 nghìn lít hóa chất sát trùng; 14 tấn vôi để thực hiện bao vây ổ dịch.

Công tác kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn được tăng cường nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các chốt kiểm soát trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn các xã có dịch, trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch.

Thanh Hóa tập trung nhân lực, vật lực để phòng chống dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa tập trung nhân lực, vật lực để phòng chống dịch. Ảnh: Võ Dũng.

Đến ngày 25/3, Thị xã Bỉm Sơn là địa phương cuối cùng của Thanh Hóa công bố hết dịch cúm A/H5N6.

Tại buổi công bố hết dịch cúm A/H5N6 diễn ra sáng 25/3, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, dịch đã được không chế nhưng các địa phương cần chú ý tuân thủ quy trình tái đàn và không được chủ quan trước dịch bệnh. Các địa phương khi có vật nuôi ốm, chết phải báo ngay cho cơ quan thú y cấp xã, huyện để có phương án xử lý.

Trước đó, vào ngày 13/3/2020, tất cả các địa phương tại Thanh Hóa cũng công bố hết dịch tả lợn châu Phi.

Đến ngày 25/3, thị xã Bỉm Sơn là địa phương cuối cùng của Thanh Hóa công bố hết dịch cúm gia cầm A/H5N6. Ảnh: Võ Dũng.

Đến ngày 25/3, thị xã Bỉm Sơn là địa phương cuối cùng của Thanh Hóa công bố hết dịch cúm gia cầm A/H5N6. Ảnh: Võ Dũng.

Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không còn dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm AH5N6 cũng như các dịch bệnh nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi. 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.