| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Thiếu tiền 'chữa trị' đê xung yếu

Thứ Bảy 29/08/2015 , 09:05 (GMT+7)

Cuối tháng 6 vừa qua, do ảnh hưởng của rìa Nam và Tây Nam bão số 1 nên nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa vừa đến mưa to.

* Cần nguồn vốn xử lý khẩn cấp

Lượng mưa các khu vực phổ biến 50 – 90 mm. Một số nơi có lượng mưa lớn như Mường Lát 151 mm, Thường Xuân 102 mm. Chính vì thế, trên các triền sông xuất hiện một đợt lũ nhỏ, với biên độ lũ từ 2 – 3 m.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, đoạn từ K33 + 400 – K33 + 700 đê hữu sông Cầu Chày thuộc xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa xuất hiện hai vết nứt trên mặt đê. Tổng chiều dài hai vết nứt là 42 m, chiều rộng 20 cm, chiều sâu 60 cm. Ngoài ra có nhiều vết nứt ngang kéo dài từ mặt đê xuống mái đê.

Và mới đây, qua kiểm tra tuyến đê tả sông Lèn, Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện đoạn từ K17 + 070 – K17 + 170 (chiều dài 100 m) xuất hiện vết nứt chạy dọc trên mặt đê, chiều rộng 20 cm, chiều sâu vết nứt 100 cm thuộc xã Hà Toại, huyện Hà Trung.

Theo ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa thì hiện tại các vị trí bị nứt, sụt lún trên đê tả sông Lèn và đê hữu sông Cầu Chày đã được giám sát và thực hiện một số biện pháp tạm thời như đào hình nêm dọc theo vết nứt.

Đồng thời đào hết vết nứt và đắp đầm chặt theo phương án xử lý do Chi cục Quản lý đê điều phòng chống lụt bão tỉnh thực hiện.

Và đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt. Về lâu dài, để đảm bảo tốt nhất độ an toàn cho các tuyến đê cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân, theo ông Nguyễn Trọng Hải, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có kiến nghị lên UBND tỉnh xin chủ trương xử lý khẩn cấp các sự cố sạt lở nói trên.

Ông Hải cho rằng, mùa mưa lũ đã và đang đến, ngoài các điểm đã sạt lở vẫn còn không ít vị trí xung yếu có nguy cơ cao dễ bị sạt lở. Một số tuyến đê biển đang bị xuống cấp, đặc biệt là một số vùng biển bị nước biển xâm thực lấn sâu vào đất liền. Đây là mối lo ngại rất lớn ở các địa phương trong tỉnh.

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống sông ngòi dày đặc và tiếp giáp trực tiếp với biển Đông. Hệ thống đê điều Thanh Hóa có tổng chiều dài 1.008 km, trong đó đê từ cấp I đến cấp III chiều dài 292 km, đê biển dài 83 km và đê dưới cấp III có chiều dài 693 km.

Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, thiệt hại lớn về người và tài sản, tác động và để lại hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

17-41-33_nhieu-trn-mu-lon-nuoc-song-dng-co-nhieu-don-de-huu-song-cu-chy-xut-hien-cc-vet-nut-keo-di-hng-chuc-met
Nhiều trận mưa lớn, nước sông dâng cao, nhiều đoạn đê hữu sông Cầu Chày xuất hiện các vết nứt kéo dài hàng chục mét

Mặc dù hằng năm, Thanh Hóa nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ và các Bộ, ngành để nâng cấp, xây dựng kiên cố vững chắc các tuyến đê nhưng do nguồn vốn có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu sửa các tuyến đê lại quá lớn.

Vì vậy Thanh Hóa mong được Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ kinh phí đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư các dự án đê biển, đê cửa sông và các dự án xử lý các trọng điểm xung yếu về đê điều.

Cụ thể bổ sung thêm nguồn vốn đối với các công trình đang triển khai thi công nhưng nguồn vốn chưa đủ và các dự án đã lập xong thủ tục đầu tư nhưng chưa được ghi vốn để làm cơ sở tiến hành các bước tiếp theo nhằm giúp tỉnh từng bước phát triển kinh tế xã hội được tốt nhất.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất