| Hotline: 0983.970.780

Thành quả 10 năm đề án giống: Bài 2 - Vịt Đại Xuyên đột phá

Thứ Tư 12/06/2019 , 08:58 (GMT+7)

Là đơn vị thực hiện dự án “Mở rộng hệ thống nuôi giữ và nhân giống thủy cầm” của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) được giao nhiệm vụ nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống vịt, ngan, từng bước giảm nhập lậu con giống không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

09-11-31_vit-bien-truong-s
Giống Vịt Biển 15 Đại Xuyên, một trong những thành quả ra đời từ dự án giống hiện đang được nuôi tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, với kinh phí hỗ trợ từ dự án, cơ sở vật chất phục vụ nuôi giữ, nghiên cứu chọn tạo, nhân giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất của trung tâm đã được hiện đại hóa.

Giai đoạn 2012 - 2018, dự án đã nhập 4.806 con giống vịt, ngan từ Anh và Pháp; gồm: 607 con vịt giống ông bà SM3, 3.128 con vịt giống ông bà STAR (3.000 con + 128 con thêm dự phòng), 1.071 con ngan giống ông bà Ngan Pháp.

Các giống nhập về Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên được nuôi thích nghi và nhân giống, đồng thời là nguồn gen để chọn lọc, tạo dòng mới. Từ nguồn giống đó, Trung tâm đã chọn lọc tạo được 6 dòng vịt mới, chọn tạo được 1 dòng ngan mới.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của dự án cũng được Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai nghiêm túc, hiệu quả là xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt cho 34 trang trại ở 15 tỉnh, với số lượng 126.200 vịt bố mẹ sinh sản.

09-11-31_21_img_0622
Lễ trao tặng giống Vịt Biển 15 Đại Xuyên cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Các đàn thủy cầm đều có tỷ lệ nuôi sống cao trên 95%, khối lượng cơ thể vịt đực 3.200 - 3.450g/con, khối lượng cơ thể vịt mái 3.000 - 3.150g/con lúc vào đẻ, năng suất trứng đạt 190 - 220 quả/mái/42 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn 3,89 - 4,10 kg/10 quả trứng, tỷ lệ ấp nở đạt 76 - 79%/tổng số trứng vào ấp. Tiền lãi thu được từ nuôi vịt sinh sản đạt 210.000 - 225.000 đồng/mái/năm, cao hơn so với giống nuôi ngoài mô hình từ 15 - 25%.

Từ những giống vịt, ngan nhập về trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã cung cấp cho sản xuất 896.400 con vịt bố mẹ, 137.088 con ngan bố mẹ; từ đó sản xuất ra hàng triệu vịt, ngan thương phẩm phục vụ cho phát triển ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

Bên cạnh đó, thông qua vốn xây dựng cơ bản của dự án, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu, chọn lọc tạo giống/dòng vịt, ngan.

Ngoài ra, phòng thí nghiệm, phòng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phòng nghiên cứu về chăn nuôi vịt, ngan được xây mới, góp phần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, kịp thời cho Trung tâm.

Dự án cũng đã cải tạo, xây mới hơn 2.400m2 chuồng nuôi vịt, ngan khép kín với công nghệ chăn nuôi tự động, tiên tiến, góp phần giảm chi phí chăn nuôi, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng nhu cầu con giống vịt, ngan bố mẹ cho sản xuất.

Nhập mới 16 thiết bị máy ấp nở, máy nở đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của nhà nước.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nguyễn Văn Duy chia sẻ: Để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được đầu tư, thời gian tới Trung tâm cần tập trung nâng cao chất lượng con giống vịt, ngan bố mẹ phục vụ cho sản xuất và cạnh tranh với hàng ngoại nhập trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện hiệp định thương mại CPTTP.

09-11-31_vit-bien-15-di-xuyen
 

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ báo cáo Bộ NN-PTNT cho phép mở rộng thêm 6,5ha tại địa bàn xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (tiếp giáp với Trung tâm hiện tại) để đầu tư đồng bộ từ chuồng trại, thiết bị và quy trình chăn nuôi, chọn giống tiên tiến, chính xác hướng tới mục tiêu lâu dài phát triển bền vững.

Thông qua dự án, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã cử được 7 cán bộ kỹ thuật đi đào tạo ngắn hạn tại Anh và Pháp về công tác giống và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ngan, vịt mới. Kết quả thu được rất tích cực khi giảm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của đàn vịt mái nền 5 - 10% tỷ lệ đẻ, tăng khả năng khai thác tinh của ngan đực, nâng cao tỷ lệ đẻ, nâng cao tỷ lệ phôi lên 2 - 5% so với công nghệ thụ tinh nhân tạo trước đây.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm