| Hotline: 0983.970.780

Thanh trà miền sông nước mất mùa, nhà vườn thất thu

Thứ Tư 27/02/2019 , 07:05 (GMT+7)

Những ngày này năm trước, khách du lịch vừa qua khỏi cầu Cần Thơ, bờ Bình Minh - Vĩnh Long đều choáng ngợp trước những sạp hàng bày bán thanh trà hai bên lề đường. Thế nhưng, năm nay chỉ có vài người bán, lưa thưa, vắng vẻ khiến khách qua đường cảm thấy nuối tiếc.

Có thể nói ấp Đông Hưng 1, Đông Hưng 2 và Đông Hưng 3 thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) là quê hương của thanh trà. Đó là một loại trái màu vàng rực, óng ả, căng tròn và mọng nước khiến du khách không thể không dừng lại để khám phá loại trái quyến rũ này.

10-28-39_4_thnh_tr_nm_ny_tht_mu_tri_lu_thu
Thanh trà ra trái lưa thưa

Đáng tiếc là năm nay thanh trà mất mùa, trái thưa thớt, chất lượng lại kém so với các năm rồi. Ông Bùi Văn Khải cho biết, thanh trà Đông Hưng trước đây có cây trái ngọt, có cây chua hoặc vừa ngọt vừa chua, thường giá dao động từ 40.000 - 70.000đ/kg (tùy theo thời điểm). Gần đây bà con đã tuyển chọn những cây cho trái ngọt để nhân giống bằng cách chiết cành, chỉ sau hai năm là ra trái, thay vì trồng hột phải mất 10 năm.

Tại ấp Đông Hưng I, 2 và 3, bình quân mỗi hộ trồng từ 2 – 5 công thanh trà, người ít nhất cũng 5 - 10 cây, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến 200 triệu đồng. Năm nay trái thưa thớt, mỗi cây chừng vài ba mươi ký, không đủ tiền phân, thuốc và chăm sóc. Bình thường thanh trà cho trái ba đợt trong năm. Đợt đầu từ rằm tháng giêng âm lịch, mỗi đợt cách nhau khoảng 20 ngày. Một cây thanh trà trưởng thành, mỗi năm cho từ 500 - 700kg trái, nay chỉ còn độ vài mươi ký. Nhiều người cho biết, nguyên nhân mất mùa là do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là những cơn mưa trước tết đã làm cho nụ hoa không đậu trái.

Ông Nguyễn Hoàng Chương, Chủ tịch UBND xã Đông Thành cho biết: “Xã hiện có trên 30 ha thanh trà. Chưa năm nào thanh trà lại mất mùa thảm hại như năm nay. Tỉ lệ thất thu chiếm trên 90% so với các năm rồi. Người dân hoang mang “bỏ thì thương, vương thì tội”. Không biết rồi đây cây thanh trà sẽ ra sao!”. Có người tính đến việc phá bỏ trồng loại cây khác. Lại có người muốn tiếp tục duy trì, hy vọng những mùa sau”.

Vào mùa thanh trà, trước đây, xã Đông Thành lúc nào cũng rộn ràng tất bật cảnh trèo cây hái trái, cảnh thu gom và phân loại, vô thùng và vận chuyển, tạo cơ hội cho hàng trăm lao động có công ăn việc làm ổn định. Nơi tiêu thụ thanh trà mạnh nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số chợ miền Tây.

Nguyễn Thị Tám, ngụ xã Đông Thành cho biết: “Tôi bán thanh trà ven quốc lộ 54 trên 15 năm rồi. Chưa năm nào không khí buồn tẻ như năm nay. Tuy năm nay giá cao hơn năm rồi (90.000đ/kg/thanh trà ngọt, cao hơn năm rồi 20.000đ) nhưng không có trái để bán”.

 

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.