| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi tư duy và phương thức sản xuất

Thứ Năm 21/05/2020 , 08:02 (GMT+7)

Vụ Đông 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai thực hiện các nội dung thuộc hợp phần 3: Mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

Trồng lúa tiết kiệm nước, giảm chi phí tăng năng suất.

Trồng lúa tiết kiệm nước, giảm chi phí tăng năng suất.

Mô hình được sự hỗ trợ từ dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7). Việc nhân rộng các thực hành mô hình CSA được tổ chức thực hiện theo lộ trình đi từ nhân rộng chính đến nhân rộng đại trà.

Nhân rộng chính được thực hiện theo hình thức hỗ trợ xây dựng mô hình kết hợp với tổ chức tập huấn theo hình thức “cầm tay chỉ việc” được thực hiện trong vụ Đông 2018 và vụ Xuân 2019 trên cây rau màu và cây lúa với diện tích 1.989 ha và 5.160 người được tham gia tập huấn tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh.

Nhân rộng đại trà được thực hiện theo hình thức tổ chức tập huấn trên diện rộng tại hai vụ Hè Thu và Đông năm 2019, ngoài những huyện, thị, thành phố đã triển khai mô hình nhân rộng chính còn mở rộng thêm huyện Can Lộc với gần 29.000 người được tham gia học tập.

Nhằm hướng tới phát triển sản xuất thâm canh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển sản xuất theo sản phẩm hữu cơ góp phần vào xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh và ứng dụng hiệu quả nhất sản xuất nông nghiệp theo hướng CSA. Vụ Đông 2019 và Xuân 2020, Trung tâm tiếp tục thực hiện các mô hình điểm tại hai xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà và xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh.

Qua các vụ triển khai thực hiện, mô hình CSA tại Hà Tĩnh đã làm thay đổi tư duy và phương thức sản xuất, nhất là nhận thức và hiểu biết về BĐKH của người dân.Góp phần đưa năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Trồng ớt tiết kiệm nước, thích nghi biến đổi khí hậu.

Trồng ớt tiết kiệm nước, thích nghi biến đổi khí hậu.

Theo ý kiến của ông Dương Văn Phán ở thôn Hòa Mỹ - xã Tượng Sơn, học viên tham gia lớp học và thực hiện mô hình điểm: Khi được dự án tổ chức truyền đạt theo hai hướng vừa lý thuyết vừa thực hành đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mỗi người.

Bản thân tôi nằm trong ban chỉ huy thôn thấy đây là một trong những chương trình hết sức ý nghĩa với người dân trong giai đoạn hiện nay bởi tác động của BĐKH ngày càng lớn và thay đổi thói quen trong sản xuất là hết sức cần thiết.

Thực hiện dự án đã làm thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, phù hợp với thích ứng BĐKH hiện nay.

Quan trọng nữa là dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, một trong những yếu tố tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống), tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa nông sản sạch theo hướng bền vững.

Trong thời gian tới với sự hỗ trợ của dự án, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình này trên đối tượng cây ăn quả có múi để việc phát triển sản xuất cây ăn quả đặc sản của tỉnh được hiệu quả và bền vững.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.