| Hotline: 0983.970.780

Thêm năm máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào không phận Đài Loan

Thứ Năm 10/02/2022 , 11:50 (GMT+7)

Đài Loan đã cử máy bay, phát cảnh báo và triển khai khí tài để theo dõi các máy bay quân sự Hoa lục tiến vào vùng nhận dạng phòng không của eo biển.

Lộ trình các máy bay quân sự của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không eo biển Đài Loan hôm 9/2/2022. Đồ họa: CNA

Lộ trình các máy bay quân sự của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không eo biển Đài Loan hôm 9/2/2022. Đồ họa: CNA

Năm máy bay quân sự của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, đánh dấu vụ xâm nhập thứ tư trong tháng này.

Theo các nguồn tin từ Đài Bắc, hai máy bay chiến đấu mang ký hiệu Thẩm Dương J-16 của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF), một máy bay tác chiến điện tử Thiểm Tây Y-8, một máy bay tác chiến chống ngầm Thiểm Tây Y-8 và một máy bay tình báo điện tử Thiểm Tây Y-8 đã bay vào góc phía tây nam thuộc ADIZ của eo biển Đài Loan.

Phản ứng đáp lại, lực lượng không quân Đài Loan đã cử máy bay, phát cảnh báo vô tuyến và triển khai hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi các máy bay của PLAAF.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đã điều tổng cộng 10 máy bay tới vùng nhận dạng phòng không Đài Loan trong tháng này, bao gồm 2 máy bay chiến đấu và 8 máy bay do thám.

Thống kê, kể từ tháng 9 năm 2020, quân đội Trung Quốc đã tăng cường chiến thuật mang tên “vùng xám” bằng cách thường xuyên đưa máy bay vào vùng ADIZ của Đài Loan, với hầu hết các lần xuất hiện đều diễn ra ở góc tây nam. Năm 2021, các máy bay quân sự của Trung Quốc đã tiến vào ADIZ của Đài Loan trên 961 chiếc trong 239 ngày.

Chiến thuật vùng xám được định nghĩa "là một nỗ lực hoặc một loạt các nỗ lực vượt ra ngoài khả năng răn đe và đảm bảo ở trạng thái ổn định nhằm đạt được các mục tiêu an ninh của một bên mà không cần sử dụng vũ lực trực tiếp và quy mô".

(TWN; CNA)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm