| Hotline: 0983.970.780

Theo chân thợ làm nhà gỗ

Thứ Tư 08/08/2012 , 10:53 (GMT+7)

Khi kinh tế càng ngày càng đi lên thì những mái nhà ở nông thôn lại tìm đường trở lại “ngày xưa”.

Khi kinh tế càng ngày càng đi lên thì những mái nhà ở nông thôn lại tìm đường trở lại “ngày xưa”. Càng ngày càng nhiều gia đình ở nông thôn có điều kiện làm nhà gỗ mái bổi, mái lá cọ...

Đã có một thời, con số nhà lợp ngói, nhà mái bằng trong mỗi thôn, xã luôn luôn hiện diện trong báo cáo của các địa phương như một thành tích. Nhưng sự thực, người dân nông thôn bao giờ cũng thích những ngôi nhà mái tre hay mái gỗ, lợp rạ hơn (chỉ “nâng cấp” từ tường đất lên tường xây), bởi một lẽ đơn giản là nhà lợp rạ mát hơn nhà lợp ngói, nhà mái bằng. Mùa hè, ở trong những ngôi nhà đó khác gì ở trong lò lửa. Người ta bắt buộc phải ngói hoá hay bê tông hoá ngôi nhà của mình, chỉ vì rạ của những giống lúa mới bây giờ không dài, không có độ bền như rạ của những giống lúa cũ, trong khi những vật liệu lợp nhà truyền thống như bổi (một loại cói dùng lợp nhà), lá cọ... ngày càng hiếm và đắt.


Dựng nhà gỗ

Vì vậy khi kinh tế càng ngày càng đi lên thì những mái nhà ở nông thôn lại tìm đường trở lại “ngày xưa”. Càng ngày càng nhiều gia đình ở nông thôn có điều kiện làm nhà gỗ mái bổi, mái lá cọ... Rồi những đình, chùa, miếu mạo được các địa phương đua nhau phục dựng, nâng cấp, khiến cho nghề làm nhà gỗ phục hồi và ngày càng phát triển.

Anh Vũ Văn Trực, thợ cả một hiệp thợ mộc, đã mời chúng tôi đến chơi chỗ anh đang dựng ngôi nhà gỗ cho một gia đình ở thôn Các Già, xã Tây Giang (Tiền Hải, Thái Bình). Chủ nhà, ông Tô Văn Tiến, có một trang trại rộng trên 3 ha, đã dựng ngôi nhà này với ý định sẽ làm một “bảo tàng nông nghiệp”. Từ nhiều năm nay, ông đã cất công sưu tầm, gìn giữ những nông cụ, vật dụng hàng ngày của người nông dân thời trước, từ chiếc cày chìa vôi, cày cải tiến 51, cái gầu sòng... cho đến cái chum hứng nước mưa, cái cối xay, cối giã gạo, giã bèo...

Trực kể rằng 16 tuổi anh đã theo bố là cụ Vũ Văn Tiếp, cũng là thợ cả, đi dựng nhà khắp nơi. Năm nay “đã 82 tuổi nhưng bố tôi vẫn đi làm khắp nơi, vẫn truyền nghề cho lớp trẻ, vẫn đục, đẽo mà chưa cần dùng đến kính”.

Trực quê ở làng Giáp Đôi xã Hải Anh, xưa là đất Quần Anh, tiền thân của huyện Hải Hậu (Nam Định) bây giờ. Quần Anh nghĩa là nhiều anh tài tụ hội, vậy nên quê anh lắm người tài, và có những công trình nổi tiếng như cầu Ngói, một công trình “thượng gia hạ kiều” được đánh giá là đẹp nhất trong số các công trình cùng kiểu trên cả nước. Rồi chùa Lương... Tất cả đều là do tay thợ Giáp Đôi dựng, có công trình đến nay đã trên 400 tuổi thọ.

Ngày nay, thợ Hải Anh đi dựng nhà gỗ khắp cả nước. Riêng ở Thái Bình, những đền chùa đẹp nhất, nổi tiếng nhất như đền Trần (Hưng Hà), chùa Bồ Xuyên (TP Thái Bình)... đều do thợ Giáp Đôi xây dựng, phục dựng hoặc nâng cấp, trùng tu.

- Các công trình lớn như đình chùa, hay nhà của các “đại gia” thì phải theo thiết kế. Còn nhà dân bình thường, kiểu nhà truyền thống như nhà “kẻ truyền” (thượng bò hạ kẻ), nhà “thuận chồng năm con”... thì thợ chúng tôi thuộc như lòng bàn tay. Chủ nhà chỉ cần nói kiểu nhà, lòng nhà rộng hẹp là thợ có sẵn trong đầu kích thước của từng chi tiết kiến trúc như mái, bệ cửa, lan can, cột, kèo, cù, xà, xiên, cửa đi, cửa võng... Cứ thế mà vung rìu. Khó nhất chỉ là phần chạm khắc trang trí thôi.

Quả đúng như lời anh thợ cả đất Quần Anh. Với những công trình kiến trúc lớn như đình chùa miếu mạo, từ đường (nhiều dòng họ dựng từ đường to không kém ngôi đình, trị giá hàng chục tỷ)..., việc chạm khắc trang trí đương nhiên là cầu kỳ rồi. Nhưng với nhà dân bình thường, việc chạm khắc trang trí cũng không kém phần phức tạp, bởi mỗi chủ nhà có một sở thích khác nhau về trang trí: Cùng một chi tiết kiến trúc nhưng người thích chạm nổi, người ưa chạm thủng (chạm lọng)... Về đề tài chạm khác, lại càng đa dạng, phong phú hơn. Người thích “tứ linh” (long - ly - quy - phượng”, người ưa “tứ quý” (tùng - cúc - trúc - mai), người khác nữa lại ưa “bát quả” (8 loại quả quý). Rồi nào cá nào dơi nào hạc, nào Phúc nào Lộc nào Thọ... Có người thích chạm luôn... hình vợ chồng mình.


Chạm khắc trên những chi tiết kiến trúc nhà gỗ

Nhưng với thợ Giáp Đôi thì “kiểu gì cũng chiều được hết”. Chủ nhà chỉ cần nói chi tiết này chạm cái gì, chi tiết kia chạm cái gì là chúng tôi vẽ được ngay mẫu ra giấy. Chủ ưng rồi là in vào gỗ và coi như... xong.

- Trước, anh có học ở trường hoạ nào không?

- Tôi, cũng như nhiều anh em khác trong làng, chẳng ai có điều kiện học ở một trường lớp nào cả. Chỉ là từ hơn mười tuổi đã theo cha, anh đi làm. Lúc đầu là làm những việc lặt vặt như khuân gỗ, đun nước thổi cơm, điếu đóm... Rồi dần dần do quan sát người lớn làm, tự mày mò làm theo cũng có, và được họ cầm tay dạy từng thế đục, nét chạm, nét vẽ... cũng có, gọi là học truyền khẩu, truyền nghề ấy mà. Anh nào sáng dạ, khéo tay thì học nhanh. Từ làm việc vặt lên thợ phụ, từ thợ phụ lên thợ chính. “Đủ lông đủ cánh” rồi là tách ra, tự chiêu mộ người thành hiệp thợ riêng đi nhận việc. Cái chức danh “thợ cả” cũng chẳng do cơ quan, ban ngành nào công nhận mà là trong hiệp thợ “tự phong” với nhau vậy thôi.

Chỉ vào bức chạm con dơi ngậm chứ Phúc (chữ Hán) và hai đồng tiền, tôi hỏi:

- Bức chạm này có ý nghĩa gì?

- Chữ Hán, “bức” nghĩa là con dơi. Nhưng khi phát âm thì “bức” đọc na ná như “phúc”. Chữ Thọ thì rõ rồi. Hai đồng tiền là “song tiền”. “Song tiền” đọc na ná như “song tuyền”. Thì nó đại khái cũng như người đời bây giờ cứ gọi “lục bát lục bát” (6868) là “lộc phát lộc phát”, rồi đua nhau bỏ cả nghìn “đô” ra mua kỳ được cái con số ấy cho biển xe ấy mà. Con dơi ngậm chữ Thọ với hai đồng tiền, là “bức thọ song tiền” nhưng nó có ý là “phúc thọ song tuyền” theo cái sự suy diễn trên.

- Đi làm thợ thế này, công xá được chủ nhà trả thế nào?

Không chỉ giỏi làm nhà, dựng nhà gỗ, đục chạm trang trí, mà thợ Giáp Đôi đất Quần Anh còn rất giỏi nghề khảm. Nhìn những bức hoành phi, bức cuốn thư... do họ khảm, chúng tôi thấy không kém gì những tác phẩm do thợ khảm Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) làm, nhưng lại mang những nét rất riêng của thợ Giáp Đôi.

- Với những công trình lớn, kiến trúc, chạm khắc cầu kỳ, thì chủ công trình trả theo công nhật. Thợ cả, thợ chính, thợ phụ có mức riêng. Còn với những ngôi nhà như nhà của ông Tuyến này, thì chúng tôi nhận khoán theo mét khối. Cả đục đẽo, chạm khắc, dựng... là 7 triệu đồng một khối. Như ngôi nhà này làm hết 35 khối gỗ chẳng hạn, thì công thợ là 245 triệu đồng.

- Cụ thể, thì một công thợ được bao nhiêu?

- Thợ cả cỡ 300 ngàn/ngày công. Thợ chính 250 ngàn, thợ phụ một trăm năm chục ngàn. Ăn uống thì xong công trình cộng tổng số, hết bao nhiêu chia đều mỗi người một phần.

- Giá trị công như vậy có thể gọi là cao, nhưng chắc vất vả lắm?

- Thì các cụ ngày xưa đã có câu “nhất thổ nhì mộc” để nói về nỗi vất vả của cái nghề “kéo cưa lừa xẻ” này mà lại. Cũng may là bây giờ có máy móc hỗ trợ rất nhiều, nên một số công đoạn như xẻ gỗ, rọc gỗ... không phải làm nữa. Chứ cứ như ngày trước, nắng ba tám ba chín độ thế này mà “kéo cưa lừa xẻ”, thì cơ bắp con người dẫu có bằng sắt thép cũng đành cam “về nhà bú mẹ” thôi (Kéo cưa lừa xẻ/ Ông thợ nào khoẻ/ Về ăn cơm vua/ Ông thợ nào thua/ Thì về bú mẹ - Đồng dao).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm