| Hotline: 0983.970.780

Theo đuổi sứ mệnh bảo vệ loài gấu

Thứ Năm 09/02/2023 , 09:42 (GMT+7)

Mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu là hoạt động nhân văn của Tổ chức Động vật Châu Á, giúp nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã trong cộng động.

'Chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên' là sứ mệnh cao cả mà Tổ chức Động vật Châu Á theo đuổi. Ảnh: Animals Asia.

“Chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên” là sứ mệnh cao cả mà Tổ chức Động vật Châu Á theo đuổi. Ảnh: Animals Asia.

Bảo tồn vốn quý

Ngày 8/2/2023, tại trường THCS Bình Chuẩn, Tổ chức Động vật Châu Á  (ANIMALS ASIA) đã phối hợp với Phòng giáo dục Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Giới thiệu kết quả ứng dụng các mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu trong công tác giáo dục tại các trường học trên địa bàn”.

Ông Lê Thanh An, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Con Cuông khẳng định: “Chương trình truyền thông bảo vệ gấu là cơ hội để các trường học, đơn vị cùng trao đổi, tăng cường liên kết cùng hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã, cụ thể là loài gấu, từ đó tập trung gìn giữ và phát triển vốn quý của thiên nhiên”.

Những mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu đã tạo động lực lan tỏa rộng khắp. Ảnh: Việt Khánh.

Những mô hình vườn thảo dược thay thế mật gấu đã tạo động lực lan tỏa rộng khắp. Ảnh: Việt Khánh.

Tổ chức Động vật Châu Á được thành lập năm 1998 bởi TS. Jill Robinson MBE, chính thức cứu hộ gấu tại Việt Nam từ năm 2006. Đến thời điểm này tổ chức đã cứu hộ và chăm sóc 255 cá thể gấu ngựa và gấu chó tại Việt Nam, bao gồm 202 cá thể đang được chăm sóc an toàn ở Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo Nông nghiệp Việt Nam, chương trình giáo dục, truyền thông bảo vệ gấu và hoạt động ứng dụng vườn thảo dược thay thế mật gấu tại các trường học trên địa bàn huyện Con Cuông trong những năm qua là hoạt động có ý nghĩa nhân văn, tạo sức lan rộng khắp trong cộng đồng, góp phần không nhỏ cho mục tiêu lớn “chấm dứt gấu nuôi” tại Việt Nam mà Tổ chức Động vật Châu Á hướng đến.

Mục tiêu của Tổ chức là cùng với các cơ quan chức năng cứu hộ thành công gần 300 cá thể gấu còn lại trong các trại gấu, cũng như chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng mật gấu trong cộng đồng.

Số đông học sinh rất thích thú với mô hình này. Ảnh: Việt Khánh.

Số đông học sinh rất thích thú với mô hình này. Ảnh: Việt Khánh.

Nhìn rộng ra, các hoạt động truyền thông bảo vệ gấu và hỗ trợ phát triển vườn thảo dược đã thực hiện trên phạm vi rộng, trải dài khắp cả nước đã chứng minh được hiệu quả cao trong công tác giáo dục, không những thế còn chiếc cầu nối hữu hiệu nhằm kêu gọi, thu hút sự tham gia tích cực của nhiều ban ngành, đơn vị để cùng góp sức chung tay.

Riêng tại Con Cuông, mô hình giáo dục truyền thông bảo vệ loài gấu của Tổ chức Động vật Châu Á triển khai từ năm 2018. Chương trình truyền thông đa dạng với nhiều hình thức (bài thuyết trình, cuộc thi, thư viện, tranh tường, khuôn viên vui chơi…) nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng cao của các thầy cô giáo, các em học sinh thuộc 8 trường, hình ảnh thân thiện về loài gấu ngày một thân thuộc hơn.

Cho đến nay, Tổ chức đã cùng với các nhà trường xây dựng thành công 8 vườn thảo dược thay thế mật gấu trong khuôn viên trường học tại Con Cuông, ngoài ra còn có một vườn thảo dược khác trong trụ sở Hội Đông Y Nghệ An.

Giải pháp cấp bách

Do môi trương sống ngày càng bị thu hẹp trầm trọng, kết hợp với nạn săn bắt gấu tự nhiên đưa vào các trại gấu để trích, hút mật kéo theo số lượng gấu ngoài tự nhiên tại Việt Nam suy giảm trầm trọng.

Theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, hiện cả nước chỉ còn khoảng 300 cá thể gấu đang bị giam cầm trong các trại nuôi nhốt. Nguy hại hơn, những cơ sở này đa phần không đáp ứng được điều kiện sinh hoạt đặt ra, gấu bị nhốt trong thời gian dài tại các lồng, cũi chật hẹp, bị chọc kim vào túi mật gây nên tổn thương trầm trọng cả về thể chất lẫn tâm lý.

Vô cùng đáng quan ngại khi rất nhiều cá thể gấu đã bị tàn tật sau khi được cứu hộ, nghiêm trọng hơn nữa khi những cá thể này không sống được khi thả về tự nhiên.

Nhiều hoạt động ý nghĩa 'chung tay bảo vệ gấu' được Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện hiệu quả. Ảnh: Việt Khánh.

Nhiều hoạt động ý nghĩa "chung tay bảo vệ gấu" được Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện hiệu quả. Ảnh: Việt Khánh.

Gánh trên mình sứ mệnh cao cả, Tổ chức Động vật Châu Á, một Tổ chức từ thiện quốc tế đã hợp tác chặt chẽ với Bộ NN-PTNT đã xây dựng và vận hành Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam quyết tâm sẽ sớm “Chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên”.

Lời nói đi đôi với hành động, bằng những giải pháp phù hợp, kịp thời Tổ chức Động vật Châu Á đã “hồi sinh” nhịp sống cho hàng trăm cá thể gấu, riêng 205 cá thể đang sống trong môi trường bán tự nhiên xanh mướt tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo được chăm sóc tốt, gấu được tự do vận động và tìm kiếm thức ăn, nhờ thế dần khôi phục lại bản năng tự nhiên vốn có.

Về phương diện thúc đẩy thực thi pháp luật, xuyên suốt quá trình thực hiện Tổ chức Động vật Châu Á đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, với ngành Kiểm lâm để cứu hộ gấu và đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật. Về phương diện tìm kiếm giải pháp giảm nhu cầu mật gấu, Tổ chức cũng tích cực phối hợp cùng các thầy thuốc đông y của Trung Ương hội Đông Y Việt Nam giới thiệu, qua đó phổ biến sâu rộng các cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.

Không chỉ Con Cuông, mô hình cần được nhân rộng khắp địa bàn toàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Không chỉ Con Cuông, mô hình cần được nhân rộng khắp địa bàn toàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Về phương diện giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ gấu, Tổ chức thường xuyên có các chương trình tuyên truyền tới các trường học để giúp học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm của việc bảo vệ loài gấu và các loài động vật.

Đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, sứ mệnh cao cả của Tổ chức Động vật Châu Á đang tạo ra những tín hiệu hết sức tích cực.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.