| Hotline: 0983.970.780

Thi đua về đích nông thôn mới nâng cao

Thứ Ba 23/11/2021 , 09:03 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Năm 2021, tỉnh Tuyên Quang có 5 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hiện nay các xã này đang thi đua về đích.

Năm 2021, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2021, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Đào Thanh.

Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa là một trong 5 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. Đến nay xã đã hoàn thành 14/18 tiêu chí. Xã cần phải hoàn thành 4 tiêu chí chưa đạt, gồm giao thông, trường học, thu nhập, tổ chức sản xuất, cảnh quan môi trường.

Ông Phạm Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, cho biết,  để về đích 4 tiêu chí còn lại, cấp ủy, chính quyền xã tiến hành rà soát đánh giá hiện trạng, xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định từng nội dung, khối lượng công việc cụ thể, thời gian thực hiện hoàn thành; giao trách nhiệm chủ trì thực hiện đến từng thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của từng Ban phát triển thôn, hộ gia đình. Xã cũng tiếp tục đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, lấy đơn vị hộ gia đình và thôn làm trọng tâm; chỉ đạo rà soát bổ sung quy ước thôn cho phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới.

Đến nay, xã đã thực hiện bê tông hóa 6,09 km/9,4 km đường nội đồng đạt 64,4%, thực hiện bê tông hóa 0,51km/0,7km đường trục thôn đạt 72,9%; xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học và Trường THCS xã Vinh Quang. Về Thu nhập, năm 2020 xã đạt 36,2 triệu đồng/người/năm, phấn đấu năm 2021 đạt mức thu nhập trên 43,2 triệu đồng/người/năm. Xã cũng đang triển khai mô hình nuôi trâu vỗ béo gắn với cơ sở chế biến thịt trâu khô của HTX Tiến Quang, phấn đấu đưa sản phẩm thịt trâu khô của HTX Tiến Quang đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2021...

Một khó khăn chung mà các xã nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Tuyên Quang gặp phải đó là vấn đề thu nhập và đảm bảo nguồn sinh kế ổn định lâu dài cho người dân.

Để giải quyết khó khăn này, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cây con giống cũng như các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Qua đó sẽ ngày càng có nhiều hơn các chuỗi liên kết trong sản xuất, nhiều sản phẩm OCOP của các xã được thị trường đón nhận và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, đến nay tỉnh Tuyên Quang đã có 79 sản phẩm đạt 3, 4 sao OCOP. Trong những sản phẩm này có nhiều sản phẩm của 5 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao.

Hỗ trợ các hộ dân làm nông nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, ngành NN-PTNT cũng như chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ người dân các bước quy trình làm nông nghiệp tốt, liên kết tiêu thụ sản phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Nâng cao tiêu chí thu nhập, các địa phương đã và đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường. Như tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên đã thực hiện hướng dẫn HTX hoàn thành các thủ tục pháp lý như đăng ký chứng chỉ, chứng nhận sản phẩm và áp dụng mô hinh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn, sạch hoặc mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.

Xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, phân công cán bộ phụ trách các hộ thoát nghèo, thực hiện phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến trong sản xuất rau cần.  

Tiêu chí thu nhập đang là một trong những khó khăn tại các xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Đào Thanh.

Tiêu chí thu nhập đang là một trong những khó khăn tại các xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Đào Thanh.

Xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương đã thành lập mới HTX Hưng Thịnh, ngành nghề kinh doanh chính là trồng cây ăn quả (thanh long). Hiện đang xây dựng nhãn mác sản phẩm quả thanh long đỏ Hưng Thịnh; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, gồm hệ thống tưới tiết kiệm cho diện tích trồng thanh long...

Ông Lê Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương cho biết, xây dựng nông thôn mới nâng cao đến nay xã đã hoàn thành 16/18 tiêu chí. Xã cần phải hoàn thành 2 tiêu chí chưa đạt là điện và tổ chức sản xuất. Phấn đấu về đích đúng kế hoạch, cấp ủy, chính quyền xã tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, huyện để hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng, dân cư, sản xuất.

Đối với tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 55% trở lên, Sơn Nam đã và sẽ chủ động tổ chức tái cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dịch từ sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi sản phẩm, có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng tại Sơn Nam. Đồng thời xã cũng đẩy mạnh các hoạt động sản xuất về công nghiệp, dịch vụ nhằm tăng dân số nhờ các lực lượng lao động ở các khu vực lân cận đến sinh sống, làm việc để dần hoàn thiện các tiêu chí.

Cùng với 5 xã về đích nông thôn mới nâng cao, năm 2021, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.