| Hotline: 0983.970.780

Thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ 300 cặp dúi

Thứ Ba 24/10/2023 , 18:07 (GMT+7)

Nuôi 300 cặp dúi nhưng mỗi ngày gia đình anh Cao Lợi chỉ mất 15 phút dọn dẹp chuồng và cho dúi ăn, doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trên diện tích 120m2 trang trại, gia đình anh Cao Lợi xây dựng 330 chuồng nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Trên diện tích 120m2 trang trại, gia đình anh Cao Lợi xây dựng 330 chuồng nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Gây dựng cơ đồ từ 20 triệu đồng

Gia đình anh Cao Lợi (47 tuổi, ngụ xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) bắt đầu thực hiện mô hình chăn nuôi dúi từ năm 2018. Thời gian này, các mô hình nuôi dúi ở Lâm Đồng ít nên anh lặn lội xuống các cơ sở tại TP. Đà Nẵng để tìm tòi, học hỏi và nhập giống về gây dựng.

Anh Cao Lợi chia sẻ, trước đây, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào 3ha cà phê. Về sau, để gia tăng thu nhập nên anh lên các trang mạng xã hội, báo chí tìm kiếm các mô hình kinh tế hiệu quả để thực hiện. Khi nhận thấy mô hình nuôi dúi ít vốn đầu tư, dễ thực hiện, thị trường tốt, anh bàn với vợ làm thử.

“Hồi đó, tôi mua 15 cặp dúi giống từ một cơ sở tại Đà Nẵng với giá khoảng 1,4 triệu đồng/cặp. Khi di chuyển về Lâm Đồng 3 cặp bị chết. Số còn lại, tôi tiến hành thả vào chuồng nuôi và chỉ sau 6 tháng, số dúi này lần lượt sinh sản, gia tăng số lượng”.

Hiện gia đình anh Lợi nuôi 300 cặp dúi bố mẹ. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện gia đình anh Lợi nuôi 300 cặp dúi bố mẹ. Ảnh: Minh Hậu.

Về quy trình đầu tư mô hình chăn nuôi dúi, anh Cao Lợi thổ lộ, gia đình anh tận dụng khu nhà kho rộng khoảng 120m2 để làm trang trại. Ở không gian này, anh tiến hành tráng nền để đảm bảo khô, thoáng, sạch sẽ. Tiếp đến, gia đình sử dụng gạch men (loại dùng để ốp tường hoặc lát nền nhà) để dựng ô nuôi.

“Gạch này gia đình mua loại thải từ các công ty, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thanh lý nên có giá rẻ. Việc thiết kế ô nuôi sau đó chỉ cần dựng các tấm gạch lên và dùng keo silicon dán các góc tiếp giáp để cố định. Hiện nay, gia đình tạo các ô với kích thước 50x50x50cm và mỗi ô dùng nuôi 1 cặp dúi bố mẹ hoặc nuôi dúi thịt, dúi sinh sản”, chủ trang trại 47 tuổi chia sẻ.

Hiện nay, với khu trang trại rộng 120m2, gia đình anh Cao Lợi lắp đặt 330 chuồng dúi. Ở các chuồng này được thiết kế kẽ hở nhỏ phần đáy để dúi đẩy chất thải và thức ăn dư thừa ra ngoài.

Với quy mô hiện nay, mỗi tháng gia đình anh Cao Lợi bán ra thị trường từ 25-40 cặp dúi giống. Ảnh: Minh Hậu.

Với quy mô hiện nay, mỗi tháng gia đình anh Cao Lợi bán ra thị trường từ 25-40 cặp dúi giống. Ảnh: Minh Hậu.

Để ngăn chặn các loại côn trùng gây hại cho đàn dúi, đặc biệt ngăn chặn muỗi, gia đình anh Lợi tiến hành lắp đặt màng lưới trên các ô nuôi. Theo chủ trang trại, dúi phát triển mạnh với nền nhiệt từ 25-32 độ C nên khu vực chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp để chống nóng, chống lạnh. Cùng với đó, khu vực chuồng trại không được quá sáng.

Đến nay, sau 5 năm phát triển, tổng đàn dúi của gia đình anh Cao Lợi ở vào khoảng 300 cặp bố mẹ. Về quy trình kỹ thuật, nông dân 47 tuổi nói: “Việc chăn nuôi dúi rất rẻ và khoẻ. Mỗi ngày tôi chỉ mất khoảng 15 phút để dọn dẹp chuồng trại và cho dúi ăn. Đối với dúi trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 1 lần với khẩu phần bao gồm 1 lóng mía dài 5cm, thẻ tre tươi 4x20cm kết hợp 15 hạt bắp khô. Đây là những thứ rất phổ biến ở vùng nông thôn”.

Anh Cao Lợi cũng chia sẻ, việc nuôi dúi không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí đầu tư nhưng người chăn nuôi cần kiểm tra để nắm bắt tình hình sinh trưởng. Đặc biệt cần lưu ý, phát hiện sớm biểu hiện của bệnh viêm phổi, tiêu chảy để có cách phòng ngừa hiệu quả.

Nguồn thức ăn của dúi chủ yếu tre, mía và hạt bắp. Ảnh: Minh Hậu.

Nguồn thức ăn của dúi chủ yếu tre, mía và hạt bắp. Ảnh: Minh Hậu.

Thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Theo chủ trang trại, với điều kiện khí hậu mát mẻ của Lâm Đồng, đàn dúi nuôi sinh trưởng tốt, mỗi năm sinh sản khoảng 3 lứa và mỗi dúi mẹ sinh từ 3-4 dúi con. Đối với dúi thịt, sau khoảng thời gian từ 6-8 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 1,5-2,3kg và có thể bán ra thị trường, doanh thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện nay, với 300 cặp dúi bố mẹ, mỗi tháng gia đình anh Cao Lợi cung ứng ra thị trường khoảng 25-40 cặp dúi giống. “Tuỳ vào trọng lượng mà dúi giống có giá khác nhau. Gia đình đang bán dúi giống loại 0,4-0,5kg với giá là 1,2 triệu đồng/cặp. Loại lớn hơn có giá từ 1,6-1,8 triệu đồng/cặp. Đối với dúi bố mẹ có giá 3,5 triệu đồng/cặp”, anh Cao Lợi nói.

Từ mô hình nuôi dúi, mỗi năm gia đình anh Cao Lợi thu về hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Từ mô hình nuôi dúi, mỗi năm gia đình anh Cao Lợi thu về hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Cùng với việc bán dúi giống, trang trại gia đình anh Lợi cũng bán dúi thịt cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh với giá từ 650.000 - 800.000 đồng/kg.

Chủ trang trại dúi cho biết, mô hình dúi của gia đình chủ yếu sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi cho các hộ dân trong và ngoài tỉnh. “Con giống sản xuất đến đâu,được khách hàng đặt mua hết đến đó. Do vậy gia đình không có nhiều để phát triển dúi thịt. Thời gian tới, tôi mở rộng quy mô trang trại, tăng đàn dúi bố mẹ để đáp ứng nhu cầu thị trường”, anh Cao Lợi thổ lộ.

Một cán bộ UBND xã Ninh Gia (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình anh Cao Lợi là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trang trại nuôi và con giống sản xuất tại đây đều đạt chuẩn và được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm