| Hotline: 0983.970.780

Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm

Thứ Tư 06/03/2024 , 06:33 (GMT+7)

Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

Đầu tháng 3, thời tiết Tây Nguyên khô khốc, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 33 độ. Đây được xem là mùa nóng nhất ở Tây Nguyên, đồng thời cũng chính là mùa thu hoạch tiêu của người dân. Chúng tôi tìm đến các huyện trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, nơi có những vườn hồ tiêu cao vút đang bước vào thời điểm thu hoạch.

Tại đây người trải bạt, người bắc thang, có người đang vắt vẻo trên những chiếc thang cao hàng chục mét để hái những chùm tiêu đỏ rực. Với nhiều người, nghề hái hái tiêu nhìn đơn giản nhưng tai nạn lao động luôn rình rập và có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Tai nạn rình rập

Đến xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) chúng tôi gặp ông Nguyễn Đình Đức (60 tuổi) đang cùng vợ thu hoạch vười tiêu của gia đình. Mặc dù ông Đức đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ được sự dẻo dai, chắc khỏe của một nông dân.

Từ sáng sớm, ông đã cùng vợ thoăn thoắt trèo lên chiếc thang sắt cao 6m để hái tiêu. Ông Đức cho biết, mùa thu hoạch hồ tiêu cũng là mùa gió thẳm trên vùng đất Tây Nguyên, nên trèo cao khá nguy hiểm.

“Để hái tiêu chúng tôi buộc phải trèo lên chiếc thang ở độ cao từ 2-10m. Người lao động phải đứng hoặc đu trên thang nhiều giờ liền, ở nhiều vị trí đồi dốc, rất khó tìm được chỗ an toàn để bắc thang, nên nếu lơ là hoặc bất cẩn thì người rớt khỏi thang, hoặc cả người và thang cùng rơi xuống đất bất cứ lúc nào”, ông Đức nói và cho biết mặc dù đã rất cẩn trọng nhưng 15 năm qua bản thân đã không ít lần bị ngã khi hái tiêu. Nhưng ông Đức may mắn chỉ bị xây xước nhẹ.

Để hái tiêu, người dân phải đứng trên những chiếc thang cao gần 10m. Ảnh: Quang Yên.

Để hái tiêu, người dân phải đứng trên những chiếc thang cao gần 10m. Ảnh: Quang Yên.

Không được may mắn như ông Đức, bà Lê Thị Ngọc (42 tuổi, ngụ xã Ea Ning, huyện Cư Kuin) sau một lần bị té ngã 10 năm trước từ độ cao 6m đã mất khả năng lao động. Nhớ lại lần gặp nạn, bà Ngọc không khỏi rùng mình. Theo bà Ngọc, thời điểm trên bà cùng nhiều người khác đi hái tiêu thuê. Cuối buổi chiều, khi bà Ngọc đang đứng trên thang cao thì bất ngờ trời nổi gió hất người ngã xuống đất từ độ cao 6m dẫn đến bất tỉnh. Lúc này, bà Ngọc được mọi người đưa về nhà, đến hôm sau gia đình mới đưa đi bệnh viện cấp cứu.

“Tại bệnh viện, tôi được chuẩn đoán bị gãy 2 đốt cột sống, chấn thương tủy sống. Do hoàn cảnh khó khăn tôi phải bán nhà để có tiền điều trị. Nằm bệnh viện suốt nửa năm nhưng tôi vẫn không thể đứng lên, 2 chân teo dần”, bà Ngọc nhớ lại.

Sau thời gian kiên trì tập luyện, đến nay, bà Ngọc đã có thể tự đứng dậy đi chập chững, nhưng cuộc sống hoàn toàn phải nương nhờ người thân. Hiện bà Ngọc được hưởng chế độ người tàn tật với số tiền 540.000 đồng/tháng. 

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Bá Thủy, Chủ tịch UBND xã Ea Ning (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) cho biết, mùa tiêu năm 2022, tại địa phương có một trường hợp đi hái tiêu bị ngã tử vong. Đến mùa tiêu năm 2023, một trường hợp khác khi hái tiêu cũng thiệt mạng.

“Ngoài nguy cơ bị té ngã, người hái tiêu còn dễ bị côn trùng, rắn, rết… tấn công, để lại nhiều di chứng. Xã Ea Ning có khoảng 900ha hồ tiêu, trong đó có nhiều diện tích hồ tiêu được trồng bằng trụ sống thường cao 6-10m. Khi thu hoạch hồ tiêu, nhiều người phải bắc thang, leo trèo lên cao và dễ bị té ngã. Hầu như năm nào trên địa bàn xã cũng có người té, bị thương khi thu hoạch hồ tiêu”, ông Thủy chia sẻ.

Bà Lê Thị Ngọc bị di chứng cong vẹo cột sống sau một lần ngã khi hái tiêu thuê. Ảnh: Quang Yên.

Bà Lê Thị Ngọc bị di chứng cong vẹo cột sống sau một lần ngã khi hái tiêu thuê. Ảnh: Quang Yên.

Theo bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, mỗi vụ thu hoạch hồ tiêu, bệnh viện đều tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca tai nạn. Những thương tích thường xảy ra sau khi bị té ngã là gãy tay, gãy chân, thậm chí gãy cổ, gãy cột sống.

Theo bác sĩ Đồng, các trường hợp này không được cấp cứu, phẫu thuật, điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ bị liệt tứ chi, để lại những thương tích rất nặng nề và có thể tử vong thời gian ngắn sau đó.

“Từ sau Tết đến nay, có hàng trăm trường hợp được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu, điều trị do tai nạn trong lúc hái tiêu. Trong đó, nhiều bệnh nhân bị gãy phối hợp, vừa gãy tay, gãy chân, vừa gãy cột sống, có trường hợp bị chấn thương sọ não. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 5-10 trường hợp”, ông Đồng thông tin.

Nghề hái tiêu khó tìm lao động

Hiện nay giá hồ tiêu đang ở mức trên 90.000 đồng/kg khiến bà con nông dân phấn khởi. Thế nhưng, việc kiếm tìm nhân công thu hái tại địa phương khó, khiến nhiều chủ vườn trên địa bàn Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vì nguy hiểm luôn rình rập nên nhiều người lao động không mặn mà với công việc hái tiêu, nhiều chủ vườn tiêu trên địa bàn không thể tìm được nhân công thu hái dù tiền công đã tăng từ 200.000 lên 250.000 đồng/ngày. Để thu hút được lao động, nhiều chủ vườn tại Đắk Lắk thậm chí hứa cho xe đưa đón từ nhà đến rẫy, bao ăn cả bữa trưa.

Hiện nay nguồn lao động thu hái tiêu tại Tây Nguyên rất khan hiếm. Ảnh: Quang Yên.

Hiện nay nguồn lao động thu hái tiêu tại Tây Nguyên rất khan hiếm. Ảnh: Quang Yên.

Ông Phạm Văn Tùng (xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) hiện có 5 sào hồ tiêu đã chín. Nhiều nhánh hạt hồ tiêu đã rơi rụng xuống đất. Theo ông Tùng, năm nay việc tìm nhân công hái hồ tiêu rất khó. Bởi lẽ, hái tiêu chỉ là công việc thời vụ, ngắn ngày. Đa phần lực lượng nhân công trẻ đã vào các thành phố lớn hoặc tìm những công việc ổn định để làm.

“Phải mất nhiều ngày mới tìm được người hái tiêu. Nhiều người hái thuê cũng tìm đến xem vườn và chỉ đồng ý những vùng có trụ tiêu thấp, khoảng 3 - 4m, để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. Tôi tìm mãi mới có được mấy người để hái tiêu. Đa số người hái tiêu đều ở tuổi trung niên”, ông Tùng nói.

Còn ông Hoàng Duy Khanh, một người chuyên kết nối, cung cấp nhân công hái hồ tiêu tại Đắk Lắk cho biết, năm nay việc tuyển người hái hồ tiêu khó khăn hơn những năm trước. “Tôi quen mấy chủ vườn nên họ đều nhờ kiếm người hái hồ tiêu nhưng thật sự rất khó. Tôi đăng tải thông tin lên nhiều trang mạng xã hội và nhờ các mối quan hệ nhưng vẫn chưa đủ người hái hồ tiêu theo nhu cầu”, ông Khanh nói.

Ông Nguyễn Thanh Minh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cư Kuin cho biết, toàn huyện có 4.500ha hồ tiêu, sản lượng ước tính khoảng 12.000 tấn. Theo ông Minh, thời gian qua, huyện Cư Kuin đã phối hợp với các đoàn thể, địa phương cấp xã và các thôn buôn liên tục khuyến cáo bà con hạ độ cao các trụ tiêu, chằng néo thang leo kĩ, có dây đai bảo vệ lúc leo trèo… để hạn chế tai nạn khi lao động.

Khi hái tiêu người dân bất cẩn có thể ngã dẫn đến chấn thương. Ảnh: Quang Yên.

Khi hái tiêu người dân bất cẩn có thể ngã dẫn đến chấn thương. Ảnh: Quang Yên.

“Địa phương là vùng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh nên vào mùa, cần rất nhiều nhân công hái tiêu. Thế nhưng, do người dân trồng trên trụ sống rất cao, việc thu hái gặp nhiều rủi ro, không ít trường hợp bị tai nạn dẫn đến chấn thương nặng, tử vong. 

Để hạn chế những rủi ro trong quá trình thu hái tiêu, hằng năm cơ quan chức năng đều họp, triển khai đến lãnh đạo các địa phương tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn cho người dân cách thức đảm bảo an toàn lao động khi thu hoạch tiêu”, ông Minh nói thêm.

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Đắk Lắk có gần 30.000ha hồ tiêu, năng suất ước đạt 3 tấn/ha, sản lượng ước tính hơn 80.000 tấn/năm. Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, hàng năm đơn vị đều có văn bản gửi các địa phương để nắm bắt, tổng hợp thông tin về nhu cầu thuê lao động, tổng hợp số lượng, nhu cầu thuê mướn lao động. Qua đó, Sở sẽ phối hợp với các địa phương và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk để cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho người lao động, không để xảy ra tình trạng đứt gãy lao động, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch các loại nông sản như cà phê, hồ tiêu của người dân.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.