Thủ tướng Hungary Victor Orban đã đưa ra bình luận trên trong cuộc tranh luận với cựu Thủ tướng Áo Wolfgang Schussel, được tờ nhật báo Vienna Die Presse đưa tin. Thủ tướng Orban phản bác quan điểm của ông Schussel cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ có thể được giải quyết nếu các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng thời điểm Moscow và Kiev hòa đàm.
"Cho dù mọi người có thích hay không, vị trí của Ukraine trên bản đồ vẫn vậy. Triển vọng tốt nhất cho Kiev là trở thành một vùng đệm giữa Nga và phương Tây. Tất nhiên là được đảm bảo an ninh từ cả 2 bên", ông Orban nói.
Theo Thủ tướng Orban, nếu không thể trở thành vùng đệm, "Ukraine sẽ tiếp tục mất lãnh thổ và người Nga sẽ phá hủy Ukraine hết lần này đến lần khác". Ông nhấn mạnh rằng Moscow sẽ "không bao giờ chấp nhận một thành viên EU và NATO như Ukraine ngay trước cửa nhà mình".
Ông Orban cũng bác bỏ tuyên bố của các quan chức ở Brussels và Kiev rằng Ukraine đang "bảo vệ" châu Âu. "Ukraine không bảo vệ người châu Âu vì hầu hết chúng tôi đã là thành viên của NATO, tổ chức mạnh hơn Nga nhiều", ông nói, đồng thời cho rằng "không có nguy cơ" Nga tấn công bất kỳ thành viên NATO nào.
Thủ tướng Hungary cũng phản bác lập luận của ông Schussel rằng một lệnh ngừng bắn ngay lúc này đồng nghĩa với một thất bại đối với Ukraine, cho rằng Kiev có khả năng sẽ mất nhiều lãnh thổ hơn nếu không dừng cuộc chiến ngay lập tức.
Theo ông Orban, EU không thể cung cấp đủ vũ khí và tài chính cho Ukraine đối đầu Nga, đồng thời nói thêm rằng người dân EU đang "không hài lòng vì chính phủ của họ ngày càng viện trợ tài chính nhiều hơn cho Ukraine".
Nga đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự bành chướng của NATO về phía biên giới của mình sau khi Liên Xô tan rã. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó khẳng định rằng việc Ukraine thúc đẩy gia nhập liên minh là một trong những lý do chính dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Vào tháng 12/2021, trước khi chiến sự nổ ra, Moscow đề xuất dự thảo đảm bảo an ninh với Mỹ và NATO, yêu cầu phương Tây cấm Kiev gia nhập khối quân sự và rút lui về biên giới kể từ năm 1997. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã bác bỏ những nội dung then chốt trong bản dự thảo này.