| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Ổn định độ che phủ rừng

Thứ Hai 25/05/2020 , 14:21 (GMT+7)

Các khu rừng tự nhiên xung yếu ở Thừa Thiên- Huế cơ bản được kiểm soát và hạn chế tình trạng chặt phá rừng; ổn định độ che phủ rừng, hiện đạt mức 57,37%.

Theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên- Huế, năm 2019, ở địa phương xảy ra 30 vụ cháy rừng gây thiệt hại hơn 226 ha, tăng 213 ha so với năm 2018.

Các khu rừng tự nhiên xung yếu ở Thừa Thiên- Huế cơ bản được kiểm soát và hạn chế tình trạng chặt phá rừng; ổn định độ che phủ rừng. Ảnh: Tiến Thành.

Các khu rừng tự nhiên xung yếu ở Thừa Thiên- Huế cơ bản được kiểm soát và hạn chế tình trạng chặt phá rừng; ổn định độ che phủ rừng. Ảnh: Tiến Thành.

Lực lượng Kiểm lâm Thừa Thiên- Huế đã phối hợp với các chủ rừng cùng chính quyền địa phương thực hiện 529 đợt truy quét với 13.986 công. Lập biên bản xử lý 271 vụ vi phạm, tịch thu 170 m3 gỗ, 23 máy cưa xăng, 02 máy tời gỗ, 76 xăm ô tô, tháo dỡ 162 lán trại và 2.317 bẫy các loại.

Lực lượng Kiểm lâm địa bàn và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng đã sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng qua ảnh viễn thám, nhập và truyền dữ liệu trực tuyến, truy xuất báo cáo, góp phần kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn rừng.

Để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm 2020, Kiểm lâm Thừa Thiên- Huế tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang và các lực lượng khác trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra.

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng” để bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế thấp nhất số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng...

Lực lượng chức năng cùng người dân đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Tiến Thành.

Lực lượng chức năng cùng người dân đi tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Tiến Thành.

Theo ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên- Huế, để công tác bảo vệ rừng hiệu quả cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về rừng và đất rừng.  

Các chủ rừng thực hiện tốt hơn nữa vai trò trong việc kiểm soát lâm phận của đơn vị mình, gắn trách nhiệm của chủ rừng trong việc để xảy ra các vụ việc trong phạm vi đơn vị quản lý; chủ động để truy quét và có kế hoạch phối hợp tốt với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng phá rừng và lấn chiếm rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm