| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ đông 2021

Thứ Tư 15/09/2021 , 15:36 (GMT+7)

Nối tiếp thành công từ vụ đông 2020, Trung tâm Khuyến nông chủ trì, cùng nhiều đơn vị, doanh nghiệp sẽ bàn phương án tạo thêm cú hích cho ngô sinh khối vụ đông 2021.

Ngày 16/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Viện Nghiên cứu ngô tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ đông 2021 tại một số tỉnh phía Bắc”.

Diễn đàn được tổ chức vào ngày 16/9, bắt đầu từ 8h30, dưới hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom, với sự tham gia của 250 đại biểu. Trong đó, có 165 đại biểu là nông dân sản xuất ngô sinh khối tại 12 tỉnh, thành phố phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang... và đại diện một số doanh nghiệp.

Ngô sinh khối được kỳ vọng sẽ tiếp tục có thêm cú hích phát triển mới trong vụ đông 2021. Ảnh: TL.

Ngô sinh khối được kỳ vọng sẽ tiếp tục có thêm cú hích phát triển mới trong vụ đông 2021. Ảnh: TL.

Diễn đàn nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất ngô sinh khối trong vụ đông 2021, góp phần hình thành các vùng sản xuất ngô sinh khối, đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ phát triển chăn nuôi bền vững.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2020, các đại biểu sẽ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về trồng ngô sinh khối hiệu quả. Những vấn đề còn vướng mắc, cần giải đáp để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống ngô mới, cũng được thảo luận và đưa ra các giải pháp cụ thể.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ diễn đàn, sẽ diễn ra các hoạt động hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp thu mua ngô sinh khối, đảm bảo đầu ra ổn định, giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc ở nước ta phát triển mạnh, đặc biệt, chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao được xác định là một trong những sản phẩm chăn nuôi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.

Đến năm 2021, cả nước có khoảng 2,3 triệu con trâu, 5,9 triệu con bò thịt và 332.000 bò sữa. Vì vậy, nhu cầu về lượng thức ăn thô xanh để phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở nước ta là rất lớn, đặc biệt vào mùa khô hạn ở miền Trung và mùa đông giá rét ở miền Bắc.

Ngô sinh khối đang được nông dân các tỉnh phía Bắc mở rộng diện tích, nhất là trong vụ đông do có nhiều lợi thế hơn so với ngô lấy hạt. Ảnh: TQ.

Ngô sinh khối đang được nông dân các tỉnh phía Bắc mở rộng diện tích, nhất là trong vụ đông do có nhiều lợi thế hơn so với ngô lấy hạt. Ảnh: TQ.

Với định hướng nâng cơ cấu thịt bò lên 10% tổng cơ cấu thịt xẻ, ước tính cả nước sẽ cần thêm khoảng 234.000 ha ngô sinh khối (trồng liên tục cả 3 vụ/năm) mới đủ phục vụ nhu cầu thức ăn thô xanh.

Trước thực tế đó, trong năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất ngô sinh khối như: Tổ chức hội nghị cùng với các địa phương và các doanh nghiệp bàn giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ ngô sinh khối; nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp để thông tin cho các địa phương có kế hoạch sản xuất; in và phát hành tờ gấp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối…

Nhờ đó, theo báo cáo từ các doanh nghiệp thu mua ngô sinh khối và một số trang trại chăn nuôi bò ở phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Hà Nam…), trong năm 2020, lượng ngô sinh khối đã sản xuất phục vụ chăn nuôi gia súc ở các tỉnh phía Bắc đạt từ 280.000 - 300.000 tấn, dự kiến năm 2021 đạt khoảng 380.000 - 400.000 tấn (đến thời điểm hiện tại ước đạt gần 300.000 tấn).

Sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi như Vinamilk, TH True Milk, Công ty T&T 159, Công ty TNHH Greenlife…với người dân để tiêu thụ sản phẩm đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Trong năm 2020, các doanh nghiệp đã tiêu thụ được hơn 400.000 tấn ngô sinh khối, đạt 100% sản lượng do nông dân sản xuất.

Theo tính toán, 1 ha ngô lấy thân được canh tác trong khoảng thời gian 80 - 85 ngày cho năng suất 40-45 tấn/ha/vụ.

Với giá bán 850.000 đến 1 triệu đồng/tấn, nông dân thu về khoảng 34 - 40 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi từ 24 - 30 triệu đồng/ha/vụ.

Như vậy, với 1 ha trồng ngô sinh khối có thể canh tác 3 vụ/năm, giúp nông dân thu lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với cây trồng khác.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất