| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình

Thứ Tư 04/07/2018 , 16:01 (GMT+7)

Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình không chỉ giúp khai thác tiềm năng diện tích mặt nước mà còn góp phần làm giàu, ổn định đời sống của người dân.

15-50-49__dsc7731
Mô hình nuôi cá lồng sạch, năng suất cao tại hồ Hòa Bình

Hồ thủy điện sông Đà có tổng diện tích mặt nước 16.800ha, thuộc địa phận 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La với dung tích chứa trên 9 tỷ m3 nước. Trong đó địa phận Hòa Bình là 8.892 ha thuộc 19 xã ven hồ. Hồ có dạng lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao. Đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống và loài. Nguồn thức ăn phong phú, ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao, hàng năm cung cấp lượng lớn các sản phẩm hữu cơ.

Phát huy lợi thế trên, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, tỉnh Hòa Bình rất quan tâm đến phát triển thủy sản, đặc biệt là việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện sông Đà.

Cụ thể, năm 2014, tỉnh đã ban hành nghị quyết về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện sông Đà giai đoạn 2014- 2020.

Năm 2015, tỉnh ban hành quyết định về việc quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện sông Đà giai đoạn 2015 - 2020. Hỗ trợ sau đầu tư, cá nhân nuôi cá bằng lồng thể tích 50m3 trở lên sẽ được hỗ trợ cho 1 lồng tối đa không quá 25 triệu đồng bằng tiền mặt.

Chính sách này không chỉ giúp khai thác hợp lý tiềm năng diện tích mặt nước trong nuôi trồng thủy sản mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở khu vực.

Sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan ban ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã đã phát huy những hiệu quả nhất định khiến mô hình nuôi cá lồng đạt được những thành tựu đáng kể.

Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chính sách, phong trào nuôi cá lồng trên vùng hồ được ưu tiên phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh, tập trung, quy mô lớn theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, với số lồng cá nuôi được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Theo thống kê, đến cuối năm 2017 số lồng nuôi cá trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 4.050 lồng, tương đương 220 nghìn m3, tổng sản lượng đạt 7.700 tấn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động.

Tham gia nuôi cá lồng không chỉ có các hộ dân ven hồ mà đã có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Hiện toàn tỉnh có gần 40 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, trong đó có các doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư.

Điển hình như Cty CP Cá sạch sông Đà đầu tư nuôi cá lăng vàng, trắm đen mỗi tháng cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 35 tấn cá thịt; Cty CP Thủy sản Hải Đăng đầu tư 180 lồng cá, mỗi tháng cung cấp cho thị trường 30 - 40 tấn cá thịt các loại. Cty CP Việt Đức đầu tư trên 70 tỷ đồng nuôi cá tầm trong lồng…

15-50-49__dsc7714
Ảnh: T.H

Theo phản hồi của các doanh nghiệp này, nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà thực sự có hiệu quả. Nếu quản lý, chăm sóc tốt, mỗi lồng nuôi cá có thể cho lợi nhuận từ 30 - 40% sau trừ chi phí. Chính vì vậy, họ đã mở rộng quy mô sản xuất, đối tượng nuôi là các loài cá đặc sản như chiên, lăng, tầm, bỗng, trắm đen... cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Theo Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản Hòa Bình: Các hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển khá đa dạng, trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có xu hướng tăng. Đối với nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa, qua khảo sát thực tế cho thấy phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến, đối tượng nuôi là các loại cá truyền thống như trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính, chim trắng... chiếm khoảng 80 - 90% sản lượng và diện tích nuôi. Còn các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao như cá tầm, lăng, trắm đen, diêu hồng... diện tích và sản lượng nuôi mới chỉ chiếm từ 10 - 20%.

Định hướng trong thời gian tới, các địa phương sẽ chú trọng phát triển các đối tượng này theo hình thức nuôi lồng bè thành các vùng chuyên canh tập trung, quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo sức bật mới trong chiến lược phát triển ngành thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đang xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Sông Ðà Hòa Bình, tiến tới xây dựng thương hiệu cá hồ Hòa Bình, nhằm quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mai, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

 

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất