| Hotline: 0983.970.780

Tiêu huỷ 375 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Bảy 01/05/2021 , 11:55 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra trên địa bàn 4 huyện, thành phố của Lào Cai, với số lợn nhiễm bệnh 375 con.

Tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh tại huyện Văn Bàn (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh tại huyện Văn Bàn (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NNPT-NT Lào Cai), từ ngày 25/2 – 28/4, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy tại các xã, thị trấn: Tả Phời (Thành phố Lào Cai); Thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Nậm Xây (huyện Văn Bàn); các xã Việt Tiến, Bảo Hà, Xuân Thượng (huyện Bảo Yên); xã Tung Chung Phố (huyện Mường Khương).

375 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó 61 con lợn nái, lợn đực, 314 con lợn thịt, lợn con với khối lượng 12.812 kg đã được tiêu huỷ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai, nguyên nhân dịch bệnh tái phát là do người chăn nuôi mua lợn giống mang mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi; vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm mầm bệnh.

Các hộ chăn nuôi chưa chú trọng áp dụng các biện pháp cách ly, an toàn sinh học trong chăn nuôi, thực hiện phối giống lợn trực tiếp để mầm bệnh nhiễm vào đàn lợn của mình.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025; tiến hành chôn huỷ lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, khử trùng tiêu độc môi trường, xử lý ổ dịch; giám sát chặt chẽ ổ dịch.

Người chăn nuôi cần áp dụng triệt để biện pháp phòng bệnh; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất khử trùng theo quy định...

Đến nay, xã Tả Phời (Thành phố Lào Cai), dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế, dập tắt; xã Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ (Văn Bàn) đã qua 23 ngày không phát sinh dịch bệnh.

  • Tags:
Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.