| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, thủy điện hiệu quả bền vững

Thứ Sáu 06/10/2017 , 13:14 (GMT+7)

Ngày 5/10, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức hội thảo: "Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, phát triển năng lượng tái tạo: An toàn, hiệu quả, bền vững".

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Tùng 
 
Theo Thứ trưởng Bộ KH- CN Trần Văn Tùng, trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhu cầu điện tại Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2016, nhu cầu điện thương phẩm tăng 9,5%/năm, điện tiêu dùng tăng khoảng 11%/năm. 
 
"Dự báo đến năm 2030, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng. Từ nước xuất khẩu năng lượng, Việt Nam có thể trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Việc phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo là yêu cầu cấp thiết, nhưng phải song song với bảo vệ môi trường..."- Thứ trưởng Bộ KH-CN nói.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tổng công suất lắp máy đã đạt 35.000 MW và lượng điện bình quân năm khoảng 300 tỷ kWh.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng
 
Tuy nhiên, khi rà soát trên nhiều phương diện, 468 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch. Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn chưa xem xét tái khởi động các dự án này. 
 
Theo PGS. TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam có thể bổ sung và tiếp tục thực hiện các dự án thủy điện nhỏ và vừa, với điều kiện thay đổi các chính sách, cơ chế, giải pháp để bảo đảm lợi ích dài hạn, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề môi trường, ổn định đời sống người dân khu vực bị ảnh hưởng. 
 
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt thủy điện đạt 21.600 MW; đến năm 2025 đạt 24.600 MW và đến năm 2030 đạt 27.800 MW.
 
Hiện nay, hầu hết các dòng sông, suối đã được nghiên cứu quy hoạch với 824 dự án thủy điện có tổng công suất 24.778 MW, bằng 95,3% tiềm năng khả thi. Trong đó, đã vận hành khai thác 17.987 MW; đang thi công xây dựng 165 dự án có tổng công suất 3.348 MW, bằng 13,51% tổng công suất quy hoạch; đã cho phép nghiên cứu đầu tư 260 dự án có tổng công suất 3.050 MW, bằng 12,31% tổng công suất quy hoạch;
 
Còn lại 56 dự án (chủ yếu quy mô nhỏ) chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng công suất 393,5 MW, bằng 1,59% tổng công suất quy hoạch.
PGS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
 
Đối với các dự án thủy điện nhỏ có công suất nằm trong phạm vi từ 1 – 30 MW, cả nước có 714 dự án ( công suất 7.238 MW) nằm trong quy hoạch, trong đó đã vận hành khai thác 270 dự án (2.767,7 MW); đang thi công xây dựng 141 dự án (1.739 MW); đang nghiên cứu để đầu tư xây dựng 250 dự án (2.466 MW), còn lại 53 dự án (265,5 MW) chưa có chủ trương đầu tư.
 
Để đảm bảo an ninh năng lượng, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo hiệu quả, bền vững.
 
Bộ Công Thương sẽ rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, kiên quyết loại bỏ ra khỏi quy hoạch những dự án có ảnh hưởng đến đất rừng, nhất là các dự án thủy điện thuộc khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung Trung Bộ.
 
Hội thảo được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội cho các nhà quản lý từ trung ương tới địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp liên quan trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về khung khổ pháp lý nhằm khắc phục những tồn tại từ trước tới nay trong lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo; đồng thời phát huy hiệu quả các dự án công trình thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hay tăng cường công tác quản lý, giám sát nhà nước toàn diện, thống nhất từ trung ương đến địa phương về quy hoạch, quản lý, đầu tư, tư vấn, thiết kế, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thi công xây dựng các công trình, dự án năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện nhỏ; hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh, giảm thiệt hại cho cộng đồng cư dân vùng dự án và hạ lưu các thủy điện.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm