| Hotline: 0983.970.780

Tìm mũi nhọn nông nghiệp Tây Bắc

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:43 (GMT+7)

Trong hai ngày 20 và 21/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Điện Biên nhằm thảo luận và tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sản xuất nông nghiệp (SXNN) của địa phương vùng Tây Bắc này.

Trong hai ngày 20 và 21/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Điện Biên nhằm thảo luận và tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sản xuất nông nghiệp (SXNN) của địa phương vùng Tây Bắc này.

Những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều giải pháp thúc đẩy SX, tạo được sự tăng trưởng khá nhanh, song Điện Biên nói riêng và các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung vẫn chưa tạo được bước đột phá mang dấu ấn đậm nét trong SXNN. Làm thế nào để vực dậy được tiềm năng, lợi thế nhằm tạo nên sự nổi bật riêng trong SXNN của Điện Biên cũng như các tỉnh vùng Tây Bắc, đó là vấn đề mà Bộ NN-PTNT đang rất trăn trở trong thời gian tới. Với tinh thần đó, tại cuộc làm việc hôm qua (21/3), Bộ trưởng Cao Đức Phát đã tập trung rà soát, thảo luận cùng lãnh đạo tỉnh Điện Biên về cơ chế, định hướng nhằm tạo sự đột phá mới cho tỉnh, mà trọng tâm là các lĩnh vực có thế mạnh gồm trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.


Bộ trưởng Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Điện Biên thăm vườn cao su 5 năm tuổi tại xã Mường Pân (huyện Điện Biên)

Là một tỉnh chủ yếu là núi, nhưng tỉ lệ che phủ rừng của Điện Biên hiện nay chỉ hơn 40%. Đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho thấy, công tác bảo vệ, phát triển rừng của Điện Biên thời gian qua là chưa được như mong muốn. Tiến độ giao rừng còn chậm, chính sách cho thuê rừng, thu hút đầu tư khai thác chế biến gỗ chưa đủ mạnh mẽ và hấp dẫn để khuyến khích DN... Trước khó khăn đó, từ năm 2011 đến nay, những tín hiệu sáng về trồng rừng và chế biến gỗ cũng đang mở ra cho Điện Biên những tiềm năng và cơ hội lớn. Hiện tại, đã có 2 DN đầu tư xây dựng 2 NM chế biến gỗ và tre, đi kèm với phát triển rừng nguyên liệu có công suất khá lớn tại 2 huyện Điện Biên và Tuần Gíao. Cả 2 NM này hiện đã đi vào hoạt động rất hiệu quả, thu mua nguyên liệu gỗ và tre với giá cao cho người dân địa phương, sản phẩm chủ yếu được XK qua nhiều nước trên thế giới...

Với phương châm chọn ra lĩnh vực có mũi nhọn nhất trong SX lâm nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị thời gian tới, Điện Biên cần rà soát lại các nguồn lực đầu tư phát triển rừng, chú trọng theo hướng SX gỗ lớn, trước hết ưu tiên ở diện tích rừng cận các tuyến giao thông thuận lợi vận chuyển khai thác. Trước mắt, Bộ trưởng cho rằng Điện Biên nên tập trung tạo vùng tre nguyên liệu vững chắc phục vụ cho 2 NM chế biến sản phẩm gỗ, tre lớn trong tỉnh. Bộ trưởng cũng cho biết, sẽ có báo cáo kiến nghị Chính phủ giảm thuế cho ngành chế biến gỗ, tre, đồng thời tăng thuế đối với các sản phẩm gỗ NK nhằm tạo điều kiện cho SX trong nước...

Bộ trưởng Cao Đức Phát: “Bên cạnh lâm nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi sẽ là một cơ hội lớn của Điện Biên. Trong đó, gia cầm và và trâu là hai vật nuôi mũi nhọn mà Điện Biên cần tập trung phát triển trong giai đoạn tới. Tỉnh nên có hẳn một chương trình về chăn nuôi thật cụ thể, trước hết phải tạo được quỹ đất trồng cỏ và SX giống gia cầm để đáp ứng tại chỗ nhằm không phải phụ thuộc vào giống từ miền xuôi do chi phí vận chuyển quá cao” .

Về lĩnh vực trồng trọt, cùng với đặc sản gạo Tám Điện Biên, thời gian qua nhiều cây trồng công nghiệp có giá trị và tiềm năng lớn cũng đang từng bước khẳng định chỗ đứng vững chắc trong SXNN của tỉnh. Trong đó, chè và cà phê là hai loại cây công nghiệp có mặt từ lâu ở Điện Biên, sau thời gian dài mai một đến nay đang được khôi phục mở rộng cùng với sự khởi sắc trở lại của thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, cao su mặc dù là cây trồng mới ở Điện Biên nhưng bước đầu cũng đang cho những tín hiệu vui. Ông Lê Quốc Doanh, Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, diện tích cà phê chè của Điện Biên hiện đã đạt 4.000 ha và sẽ còn tiềm năng lớn, đặc biệt tại huyện Mường Ẳng. Bên cạnh đó, sản phẩm chè tươi và chè chế biến của huyện Tủa Chùa cũng đang mở ra nhiều tiềm năng lớn.

Đối với cây cao su, ông Doanh đánh giá sau 5 năm triển khai ở các tỉnh Tây Bắc, cao su của Điện Biên có thuận lợi và phát triển khá hơn cả so với ở Sơn La và Lai Châu. Trong chuyến thăm vào ngày 20/3 về tình hình phát triển cao su, Bộ trưởng Cao Đức Phát rất phấn khởi khi chứng kiến vườn cao su 700 ha được trồng ở độ cao trên 700 m (so với mực nước biển) tại xã Mường Pân (huyện Điên Biên) sau 5 năm tuổi đã có chiều dài vanh thân đạt trên 50 cm, vượt xa so với tiêu chuẩn cao su Tây Bắc mà Tập đoàn CN Cao su VN đề ra là 28 cm.

Dự kiến, các diện tích cao su này sẽ bắt đầu đi vào khai thác từ năm 2014. Hiện tại, các diện tích cao su trồng ở các tiểu vùng khí hậu không thích hợp và độ cao quá lớn cũng đã được tỉnh Điện Biên rà soát điều chỉnh lại quy hoạch.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất