| Hotline: 0983.970.780

Tình trạng đầu độc rừng thông, lấn chiếm đất sản xuất diễn biến phức tạp

Thứ Hai 24/07/2023 , 16:17 (GMT+7)

Đầu độc rừng thông, lấn chiếm đất sản xuất diễn biến phức tạp trong khi ngành chức năng và chính quyền địa phương tại Quảng Trị chưa tìm ra biện pháp ngăn chặn.

Để đầu độc rừng thông, các đối tượng thường ken, đẽo quanh gốc sau đó bơm thuốc độc khiến cây thông chết từ từ. Ảnh: VD.

Để đầu độc rừng thông, các đối tượng thường ken, đẽo quanh gốc sau đó bơm thuốc độc khiến cây thông chết từ từ. Ảnh: VD.

Ban quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH)  Hướng Hóa - Đakrông quản lý, bảo vệ, chăm sóc trên 23 nghìn ha rừng trồng và tự nhiên, nằm trên địa bàn 15 xã, thị trấn; kéo dài từ khu vực cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) đến hết huyện Đakrông. Riêng địa bàn huyện Hướng Hóa có gần 200 ha rừng thông được trồng từ năm 1976, phần lớn giáp với các khu dân cư. Những năm qua, tại khu vực rừng thông thuộc thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) xuất hiện tình trạng các đối tượng phá rừng với mục đích lấn chiếm đất sản xuất.

Bài liên quan

Ông Tạ Hùng Vỹ, nhân viên BQLRPH Hướng Hóa – Đakrông cho biết, các đối tượng thường lợi dụng ban đêm trời tối để ken đẽo dưới gốc cây sau đó tiêm chất độc vào cây thông. Với cách làm như thế này, cây thông không chết ngay nhưng cứ héo khô dần, một thời gian sau sẽ tự chết. Khi lực lượng quản lý bảo vệ rừng phát hiện thì các đối tượng bỏ chạy, thậm chí chống đối. Mục đích của việc đầu độc rừng thông là để lấy đất sản xuất. Vì vậy, dưới chân các cây thông đã chết đứng, nhiều loại cây trồng như chuối, cà phê…đã mọc lên.

Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc BQLRPH Hướng Hóa – Đakrông cho biết thêm, trước tình trạng trên, đơn vị đã có rất nhiều báo cáo cho UBND và Công an Thị trấn Khe Sanh và Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa để đấu tranh ngăn chặn nhưng tình trạng trên không có dấu hiệu dừng lại.

Tình trạng đầu độc rừng thông thuộc quản lý của BQLRPH Hướng Hóa - Đakrông tỉnh Quảng Trị diễn ra trong nhiều năm qua, trên nhiều khu vực tại huyện Hướng Hóa. Phần lớn rừng thông bị đầu độc đều nằm gần khu dân cư, đường giao thông đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn tình trạng “bức tử” rừng thông lấn chiếm đất sản xuất này vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để.

Một khoảnh rừng thông bị chết tại khu vực thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Ảnh: VD.

Một khoảnh rừng thông bị chết tại khu vực thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Ảnh: VD.

Tình trạng đầu độc rừng thông để lấn chiếm đất sản xuất không chỉ xẩy ra tại BQLRPH Hướng Hóa – Đakrông và đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp.

Trước đó, cuối tháng 3/2023, trước tình trạng 14 cây thông hơn 30 năm tuổi tại lô C21a, khoảnh 11, tiểu khu 547 (thuộc địa phận xã Vĩnh Chấp) nghi bị đầu độc, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải đã phải gửi văn bản đề nghị UBND huyện, Công an huyện và Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Linh vào cuộc điều tra làm rõ. Để tránh bị phát hiện, kẻ xấu đục, khoan vào phần gốc cây sát với mặt đất. Thời điểm đó, dù cây chưa có dấu hiệu chết nhưng nhựa bắt đầu ứa ra từ các lỗ bị đục, khoan. Dưới tán rừng thông này có nhiều cây keo mọc lên. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên, trên lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải quản lý bảo vệ xẩy ra tình trạng này.

Giao thông tại khu vực rừng thông bị đầu độc rất thuận tiện nhưng hiện nay lực lượng chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Ảnh: VD.

Giao thông tại khu vực rừng thông bị đầu độc rất thuận tiện nhưng hiện nay lực lượng chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Ảnh: VD.

Ông Đoàn Văn Phi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Linh cho hay, sau sự việc, lực lượng kiểm lâm đã khám nghiệm hiện trường nhưng việc tìm ra thủ phạm xem ra sẽ rất khó khăn. Các đối tượng không đầu độc hàng loạt mà thi thoảng lại đầu độc một vài cây. Trước mắt, các cây bị đầu độc chưa chết nhưng chắc chắn sẽ chết.

"Nó không làm ồ ạt mà chỉ lâu lâu làm một vài cây nên rất khó phát hiện. Nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn. Lực lượng chức năng cũng chỉ còn cách tuyên truyền và tăng cường công tác tuần tra rừng thôi nhưng chỉ có tác dụng cảnh báo chứ khả năng phát hiện cũng không cao", ông Phi cho hay.

Chưa tìm ra thủ phạm đầu độc rừng thông

"Ngành đã có văn bản chỉ đạo sát sao chủ rừng và kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng truy tìm thủ phạm đầu độc rừng thông. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có vụ việc nào lực lượng chức năng tìm ra thủ phạm. Trước mắt, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm tăng cường công tác tuyên truyền và thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng để nắm tình hình", ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất