| Hotline: 0983.970.780

'Tổ thất thập' sản xuất nhân sâm của người nghèo

Thứ Tư 16/12/2020 , 07:21 (GMT+7)

Ban Giám đốc HTX Dịch vụ Hoa Trung ở Thái Nguyên đều là những người tuổi cận kề thất thập. Vậy mà họ vẫn đầy nhiệt huyết làm kinh tế giúp mình, giúp đời.

Dù đã cận kề thất thập nhưng Ban quản trị HTX dịch vụ Hoa Trung đều rất say mê, nhiệt huyết với công việc của mình. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Dù đã cận kề thất thập nhưng Ban quản trị HTX dịch vụ Hoa Trung đều rất say mê, nhiệt huyết với công việc của mình. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nhóm tam tam phát triển cây đinh lăng ở Thái Nguyên

Ông Phạm Văn Hoa, Giám đốc HTX dịch vụ Hoa Trung, ở phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên say sưa kể về tác dụng của đinh lăng, loài cây được ví "nhân sâm của người Việt", "thuốc quý người nghèo", bằng cách viện dẫn 2 nhân chứng là vợ và mẹ đẻ của mình cho chúng tôi nghe. Vợ ông bị cả tá bệnh gồm nhiễm độc dây thần kinh, men gan, mỡ máu và suy thận. Ông cho dùng các loại sản phẩm từ cây đinh lăng và đến nay đã khỏe, lại còn giúp ông việc nhà, việc HTX. Mẹ ông, cụ Đỗ Thị Phong nay đã 100 tuổi nhưng vẫn tinh tường đi lại cũng bởi chịu khó uống trà đinh lăng, dùng cao đinh lăng mà có được như vậy.

Ông Hoa là giáo viên về hưu gọi điện cho 2 người bạn thuở hàn vi của mình là ông Nguyễn Đình Bàng (nguyên Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Thái Nguyên), ông Ngô Xuân Bắc (nguyên Giám đốc Công ty xây dựng Hà Nội) để thuyết phục họ về quê sản xuất cây đinh lăng. Cơ đồ ông Hoa chẳng kém cạnh gì với biệt thự khang trang trên khuôn viên rộng cả ngàn mét, chỉ bộ bàn ghế phòng khách của ông cũng ngót nghét tiền tỷ rồi. Vậy nên thấy bạn cố tri mang đinh lăng thuyết phục, lại thấy hiệu nghiệm tức thì vì ở cái tuổi thất thập đã có phần nhão cơ, run gối bỗng khỏe ra thì ông Bàng và ông Bắc quyết định về quê hợp tác. Có nhiều cái hay mà các ông nghĩ đến, đó là được quay về lao động, làm việc ở nơi cắt rốn chôn rau, được làm công việc ý nghĩa và được quây quần bên hàng xóm, bè bạn mà ôn cố tri tân. Năm 2016, HTX dịch vụ Hoa Trung được thành lập. Ông Bắc lái xe ô tô đi đưa 2 bạn già của mình đi khắp Nam Định, Thái Bình để tìm hiểu về cây đinh lăng. Về đến quê hương, các ông đầu tư và liên kết với một số hộ dân tiến hành trồng cây đinh lăng.

Phát huy tối đa giá trị

Dù có diện tích khiêm tốn là 3 ha cây đinh lăng ban đầu nhưng đối với những người đã có trải nghiệm dạn dày về kinh tế thì nhất thiết phải làm cho thật tốt, thật hiệu quả. Nhóm thất thập họp bàn về việc tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, ông Hoa là Giám đốc phụ trách chung, ông Bắc phụ trách maketting, ông Bàng phụ trách tổ chức. Ban quản trị đã liên hệ với Công ty Traphaco và được biết họ chỉ nhập hàng với sản lượng lớn. Vì khẳng định đó nên ba ông quyết định mày mò để sản xuất trà đinh lăng và cao đinh lăng. Năm 2018, HTX sản xuất thành công sản phẩm trà, năm 2019, sản xuất thành công cao đinh lăng. Cả 2 sản phẩm đều được chứng nhận ATVSTP, chứng nhận kiểm soát đo lường chất lượng và được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được đặt tên là cao đinh lăng Hoa Bàng và trà đinh lăng Hoa Bàng (tên ghép của ông Hoa và ông Bàng). Hai sản phẩm vừa mới đạt danh hiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái nguyên năm 2020.

Ông Ngô Xuân Bắc hạch toán, mỗi ha cây đinh lăng trồng mới mất 180 triệu tiền giống. Sau 4 năm, một ha cho thu hoạch khoảng 2 tỷ đồng. Mạnh tay trừ đi một nửa chi phí đầu tư thì mỗi ha có thu nhập đạt 250 - 300 triệu đồng/năm. Nếu làm trà, làm cao thì giá trị gia còn tăng lên nhiều lần. Từ đó, HTX dịch vụ Hoa Trung đã quyết định đầu tư dự án trồng cây đinh lăng dược liệu với quy mô lớn tại 3 xã miền tây thị xã Phổ Yên. Dự án có sự liên kết của các hộ dân vệ tinh và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan chức năng, chính quyền các cấp ở địa phương.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm