| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi tu: [Bài III] Tại con tắc kè

Thứ Năm 27/08/2020 , 07:10 (GMT+7)

Biết hít vào thở ra là đương nhiên, đẻ ra là biết mà lỡ không biết thì bà mụ cuống cuồng vỗ cho biết. Hiển nhiên thế mà gần 70 tuổi tôi lại phải học.

Ni sư Thích nữ Hằng Liên.

Ni sư Thích nữ Hằng Liên.

Học chuyện hiển nhiên

4h00. Gà sáng chưa gáy tôi đã phải thức dậy, vội vàng vệ sinh cá nhân rồi lặng lẽ lên thiền đường, ngồi đúng vị trí. 4h30 đèn thiền đường mờ dần rồi tắt, trả lại bóng tối cho đêm.

Nào. Hãy ngồi thoải mái, lưng thẳng đầu thẳng, mắt nhắm, miệng khép, tập trung suy nghĩ vào chỗ dưới mũi trên môi nhận biết từng hơi thở, khi hít vào phải biết hơi thở đang vào, khi thở ra phải biết hơi thở đang ra. Không ráng thở, không điều hòa hơi thở mà chỉ quan sát, quan sát hơi thở. Chỉ vậy thôi. Đơn giản vậy thôi.

Đơn giản vậy mà học tới 10 tiếng mỗi ngày, học 1 ngày, 2 ngày, rồi thêm nửa ngày nữa, học đến hoa cả mắt, ù cả tai, học đến xây xẩm mặt mày, ê ẩm cả người, vậy mà mỗi khi ngồi thiền thì chỉ mấy giây, mấy phút sau ý nghĩ đã lảng biệt…

Tháng 9/1978, khi vào Cao Lãnh nhận việc cũng là lúc xảy ra trận lụt lịch sử, nằm trên giường câu cá mãi cũng chán tôi bì bõm sang phòng Văn hóa tham gia tập khí công do một sư thầy phụ trách.

Luyện khí công cũng đơn giản, ngồi xếp bằng tay bắt quyết trên đầu gối và đầu óc chỉ lẩm nhẩm - Tay trái nóng lên. Tay trái nóng lên. Và chỉ hai buổi tập, thì tay trái nóng lên thật, nắm cây nhiệt kế thấy tay trái cao hơn 1 độ. Lần này tôi thử như vậy với mũi nhưng chẳng ăn thua, cũng chỉ vài phút, suy nghĩ lại đã lảng đi.

Hãy thả lỏng người

Nhận thấy khả năng kém cỏi của mình, nên cuối ngày tu thứ 2 tôi viết giấy đề xuất gặp trực tiếp Ni sư Thích nữ Hằng Liên, vừa là sư trụ trì, vừa trực tiếp dạy chúng tôi tu tập.

Sư cô xuất gia từ bé, du học và lấy bằng thạc sỹ, rồi tiến sỹ Phật học chuyên về thiền Vipassana tại Ấn Độ. Cô có giọng nói Nam bộ thật hay và truyền cảm và là người đầu tiên giảng dạy Vipassana mà không sử dụng bản tiếng Việt của sư thầy S.N.Goenka đã được chép sẵn trong USB và tải lên mạng Internet.

Có lẽ nhiều người cảm với cách thuyết giảng và hướng dẫn tu tập gắn với thực tế văn hóa Việt Nam dựa trên nền tảng kiến thức Phật học vững chắc, thực hành điêu luyện nên đã lặn lội từ Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên vào tu tập, mà những người phía Bắc phần lớn là các kỹ sư tin học, đảm nhận trọng trách trong các công ty tin học lớn của nước ngoài.

Sư cô không tiếp riêng tôi mà tiếp chung cả một nhóm. Bí quyết ư? Chẳng có bí quyết gì, hãy thả lỏng người, không suy nghĩ. Cơm ăn, nước uống là thức ăn của thân, khí là thức ăn của tâm.

Thân có thể nhịn ăn năm bảy bữa nhưng không có khí thì tâm bị diệt ngay, bởi vậy quan sát hơi thở là công cụ tuyệt vời nhất để an tâm, giữ tâm không bị xao động, bấn loạn. Tâm không an thì tâm không định được. Tâm không định thì tuệ không minh. Bởi vậy quan sát hơi thở để tâm an là nền tảng…

Sư còn nói gì nữa nhưng tôi nào nghe được. Đây là lần lúc tôi được nhìn gần sư nhất và mặc cho đầu sư trọc lại lùng thùng trong pháp phục màu vàng nhưng vẻ đẹp người phụ nữ Nam bộ vẫn toát lên từ gương mặt sáng, phúc hậu, rắn rỏi.

Nghe theo sư cô, tôi thả lỏng người và không quan tâm đến việc tâm đang lang thang ở đâu. Hiệu quả rõ rệt, buổi chiều ngày thứ 3 tôi đã quan sát được hơi thở của tôi trong khoảng 10 - 15 phút, và buổi tối tôi lại quan sát được nhiều hơn. Mừng ơi là mừng.

Tại con tắc kè

Sáng ngày tu thứ 4, buổi cuối cùng của phần tập tu Thiền Định (Quan sát hơi thở). Như các ngày khác, tôi dậy lúc 4h00 và đúng 4h30 đã ngồi vào vị trí của mình ở thiền đường nhưng hôm nay vui hơn vì hôm qua tôi đã quan sát được hơi thở của mình, mặc dù chưa lâu, tổng cộng mới chỉ khoảng 1 tiếng nhưng là bằng chứng để có thể tự tin - Mình cũng sẽ thiền được.

Đúng như dự đoán, chỉ mới ngồi khoảng 15 phút thì tôi đã bắt đầu quan sát được hơi thở, hóa ra hơi thở không đều nhau, có hơi ngắn, có hơi dài, có hơi luồng khí chia đều 2 ống mũi nhưng cũng có hơi chỉ đi qua một ống.

Đang phiêu diêu nhẹ nhàng như chiếc lá thì bỗng đâu tiếng con tắc kè vang lên bên tai, tôi mở choàng mắt mới sực nhớ là đang trong phòng thiền. Trong bóng tối lờ mờ, một ánh dương không biết bằng cách nào lọt vào mà hừng lên gương mặt Phật tổ nhân từ đang trên bệ thờ.

Một tứ thơ chợt đến. Chính ánh dương ấy sau khi rọi sáng mặt Phật sẽ làm sáng bừng gương mặt em khi ta gặp nhau.

Mặc dù phân chia nam nữ bằng cương giới lại cách nhau năm, bảy mét, nhưng từ hôm qua tôi đã mong manh nhận ra là em đẹp, tóc em búi cao để lộ ra cái cổ gầy, vai nhỏ, dáng cao. Đâu rồi hơi thở của ta. Đâu là trên môi dưới mũi. Hẹn gặp em trong ánh sáng thiện lành.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm