| Hotline: 0983.970.780

Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam: Chất lượng gạo là yếu tố tiên quyết

Thứ Ba 15/08/2023 , 06:36 (GMT+7)

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam trao đổi về nắm bắt cơ hội thị trường đối với ngành hàng lúa gạo.

Tình hình xuất khẩu gạo nhiều biến động, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho lúa gạo Việt Nam. Nông dân và ngành lúa gạo cần chuẩn bị những gì để nắm bắt cơ hội thị trường, đồng thời vượt qua những khó khăn còn hiện hữu?

Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam - thành viên của tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp có trụ sở chính tại Thụy Sĩ.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.

Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.

Là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành nông nghiệp, Syngenta Việt Nam đánh giá thế nào về tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam hiện nay?

Trong 3 năm gần đây, sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng tốt qua các năm: Từ 6,15 triệu tấn năm 2020 tăng lên 6,2 triệu tấn năm 2021 và vọt lên 7,1 triệu tấn năm 2022. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 4,24 triệu tấn gạo với kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 8 triệu tấn trong năm nay.

Dù vậy, thực tế cho thấy thị trường lúa gạo thế giới những năm gần đây đặc biệt nhiều biến động. Đầu ra cho sản xuất lương thực bị tác động không nhỏ bởi sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn, xu hướng bảo hộ gia tăng, lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ ở các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, tôi cho rằng triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn rất tích cực, nhất là khi Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga cấm xuất khẩu gạo, sản lượng gạo ở nhiều quốc gia châu Á cũng có nguy cơ sụt giảm do tác động của El Nino.

Các yếu tố này sẽ thúc đẩy mạnh nhu cầu và giá gạo thị trường quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chứng minh chất lượng lúa gạo và tăng tốc trên đường đua xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh. Việt Nam có thể tận dụng đòn bẩy tiềm năng này để tiếp cận những nhóm nước nhập khẩu gạo mới, từ đó mở đường xuất khẩu lâu dài và bền vững cho gạo Việt.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chứng minh chất lượng lúa gạo và tăng tốc trên đường đua xuất khẩu.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chứng minh chất lượng lúa gạo và tăng tốc trên đường đua xuất khẩu.

Cơ hội rất nhiều, nhưng theo ông những khó khăn thách thức có hiện hữu?

Những khó khăn của ngành lúa gạo hiện hữu từ lâu, không phải đến giai đoạn này mới xuất hiện. Tôi nhận thấy thời gian gần đây, trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân đã có sự cải thiện, nhiều mô hình khuyến nông, ứng dụng các giải pháp canh tác hiệu quả đã được từng bước triển khai.

Mặc dù vậy, nhìn chung, nông dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chẳng hạn như yêu cầu tăng năng suất nhưng phải giảm lượng nước tưới và các yếu tố đầu vào, ứng phó với các biến đổi khí hậu và đặc biệt là áp lực sâu bệnh hại gia tăng. Chưa kể còn phải tăng cường ứng dụng công nghệ mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để gia tăng hiệu quả đầu tư từ hoạt động sản xuất lúa.

Vậy để ngành lúa gạo tận dụng cơ hội lần này, tạo tiền đề vượt khó và phát triển vượt bậc hơn, ông nghĩ đâu là vấn đề cần chú trọng?

Theo tôi thấy, chất lượng gạo là yếu tố tiên quyết. Nếu chất lượng gạo được đảm bảo và thể hiện vượt trội thì thương hiệu gạo Việt Nam càng vững vàng trên bản đồ thế giới.

Hiện nay, các cơ quan quản lý đang tạo điều kiện phát triển các mô hình trồng lúa quy mô lớn để tạo vùng sản xuất lớn - hướng đi này là rất tốt. Đồng thời, các ban ngành chức năng và những công ty đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp như Syngenta cần cùng nhau hỗ trợ và phối hợp tìm ra những giống lúa chất lượng cao mới phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, phối hợp tập huấn canh tác và sử dụng thuốc BVTV cho bà con nông dân, cũng như tạo điều kiện áp dụng những tiến bộ công nghệ hiện đại vào canh tác lúa.

Tôi đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo, vì đây là cách hiệu quả để khuyến khích nông dân tiếp cận cách làm mới, áp dụng tư duy mới trong canh tác. Khi bà con thấy được hiệu quả của các giải pháp tiên tiến, họ sẽ tự tin áp dụng cho ruộng lúa của mình. Có như vậy, các mô hình triển khai mới không chỉ dừng lại ở quy mô ruộng trình diễn, mà sẽ được nhân rộng trên các vùng trồng chiến lược, tạo được tác động tích cực đến ngành lúa gạo nói chung.

Lễ ký kết hợp tác giữa Syngenta Việt Nam và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ ký kết hợp tác giữa Syngenta Việt Nam và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Là doanh nghiệp đầu ngành, Syngenta Việt Nam đã có những hành động và đóng góp như thế nào cho ngành lúa gạo nói riêng và nền nông nghiệp nói chung, thưa ông?

Syngenta có thế mạnh lâu năm về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực nông dược và hạt giống. Dựa vào đó, chúng tôi đã và đang tham gia đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất lúa gạo hàng hóa bền vững quy mô lớn bằng nhiều hoạt động. Đơn cử như hợp tác giữa Syngenta và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI) nhằm tăng cường nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa thuần, khảo nghiệm và đánh giá giống lúa, phối hợp sản xuất hạt giống lúa, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ trong 3 năm (2023 - 2025).

Chúng tôi đã kết hợp với nhiều doanh nghiệp sản xuất lúa gạo lớn thực hiện các mô hình trình diễn canh tác lúa áp dụng tiêu chuẩn SRP có ứng dụng giải pháp GroMore của Syngenta. GroMore là giải pháp tích hợp trong canh tác lúa được Syngenta triển khai nhằm chuyển giao cho nông dân quy trình kết hợp hài hòa các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa như chọn giống, làm đất, quản lý nước, bón phân, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, quản lý sau thu hoạch… Kết quả thu được rất tích cực khi có sự cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng, quản lý dư lượng phù hợp và giúp nâng cao lợi nhuận của nông dân.

Bên cạnh đó, Syngenta Việt Nam cũng kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, điển hình như giải pháp dùng máy bay không người lái (drone) trong phun thuốc BVTV. Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi khi dịch hại được kiểm soát tốt, giảm số lần phun thuốc, tiết kiệm chi phí sản xuất, ổn định năng suất.

Syngenta khảo nghiệm áp dụng Drone phun thuốc BVTV trên cây lúa.

Syngenta khảo nghiệm áp dụng Drone phun thuốc BVTV trên cây lúa.

Ngoài ra, để đi tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt lao động trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lao động có kĩ năng cho nông nghiệp công nghệ cao, chúng tôi đã đẩy mạnh hợp tác và chuyển giao công nghệ với các cơ sở đào tạo nhân lực hàng đầu trên cả nước như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông lâm TP.HCM… Qua đó, Syngenta giúp cung cấp các công nghệ hiện đại, phục vụ công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành lúa gạo nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Có thể nói, với nền tảng khoa học cây trồng được xây dựng từ bề dày 250 năm lịch sử, công nghệ của chúng tôi đã, đang và sẽ giúp hàng triệu nông dân Việt Nam tiếp cận các phương thức canh tác nông nghiệp tiên tiến để sản xuất lúa gạo hiệu quả, được mùa, được giá.

Tôi tự hào với chặng đường phát triển hơn 3 thập kỷ của Syngenta tại Việt Nam luôn gắn liền với những bước tiến của ngành nông nghiệp, và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế để hướng tới nâng cao chất lượng và nâng tầm hạt gạo Việt Nam, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

(thực hiện)

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.