| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết mô hình giảm lượng giống gieo sạ

Thứ Hai 19/09/2016 , 08:07 (GMT+7)

Vừa qua, tại huyện Tháp Mười, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tổng kết thực hiện mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ vụ thu đông năm 2016 vùng ĐBSCL...

Vừa qua, tại huyện Tháp Mười, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tổng kết thực hiện mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ vụ thu đông năm 2016 vùng ĐBSCL của Dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống lúc gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung bộ”. 

Đến dự có đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực ĐBSCL, nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An. 

Với dự án này, nông dân chỉ gieo sạ 80kg giống/ha và áp dụng sạ hàng, sạ cấy, thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, cùng sử dụng một loại giống Jasmine 85.

Nông dân được hỗ trợ 100% lúa giống, 30% vật tư nông nghiệp và được các cán bộ chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Hiện, lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, ước tính năng suất đạt trên 6 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 14 triệu đồng, cao hơn ruộng ngoài mô hình là trên 4 triệu đồng/ha.

Anh Nguyễn Minh Phương ở ấp 1 xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười chia sẻ: “Thời gian đầu triển khai mô hình cảm thấy rất lo lắng về tính khả thi của mô hình giảm lượng giống gieo sạ này, bởi xưa giờ nhà nông đã quen gieo sạ từ 150 - 180kg giống/ha. Còn bây giờ sạ theo khuyến cáo của nhà khoa học thì chỉ còn 80kg lúa giống/ha, tỷ lệ quá thấp.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân trong mô hình trình diễn, dù thời gian tới không còn được hỗ trợ từ dự án song họ sẽ tiếp tục áp dụng kỹ thuật sạ thưa theo khuyến cáo của nhà khoa học là sử dụng 80kg giống/ha. Bởi kỹ thuật mới này không những là nền tảng để tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích sản xuất mà các vấn đề về vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe của người sản xuất cũng được đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, sau khi tham gia mô hình tôi nhận thấy việc sạ thưa mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thành công ngoài mong đợi. Khi giảm giống thì tất cả các yếu tố đầu vào khác như phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc đều giảm theo, ước tính tổng chi phí của mô hình mới giảm khoảng hơn 3 triệu đồng/ha so với cách sản xuất truyền thống trước đây”.

Ông Huỳnh Minh Phụng, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cho biết: Mô hình mang lại hiệu quả thiết thực phù hợp mục tiêu chung trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, là giảm giá thành trong sản xuất nâng cao lợi nhuận cho người nông dân.

Trong thời gian tới, tỉnh triển khai thực hiện nhân rộng mô hình, với mục tiêu giảm lượng hạt giống gieo sạ (đến năm 2020 trung bình còn 80 kg/ha trong toàn tỉnh), mặt khác, nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng lúa gạo, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Ông Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, dù mới triển khai giai đoạn đầu song trung tâm nhận thấy hiệu quả của mô hình này đã có tác động sâu sắc đến nhận thức của nhiều nông dân. Người nông dân tin tưởng hơn và tự tin hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học mới do nhà khoa học khuyến cáo.

Người nông dân đã từng bước nắm bắt được những kỹ thuật cần thiết để thực hiện thành công trong giảm giống và các chi phí khác. Việc giảm lượng giống gieo sạ là tiền đề để nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường và hướng đến nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững.

13-58-42_nh-2-gim-giong-gieo-s

 

Theo ông Khởi, dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống lúc gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung bộ”, được thực hiện trong 3 năm (từ năm 2016 - 2018), tại 11 tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL và vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Dự án được bắt đầu thực hiện từ vụ hè thu năm 2016 tại 6 tỉnh khu vực ĐBSCL như: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, quy mô thực hiện là 30 ha/tỉnh. Giống lúa được lựa chọn sử dụng là các giống lúa thuộc vào cơ cấu giống lúa sản xuất ở địa phương và nhu cầu của thị trường tiêu thụ như OM 5451, OM 4900, Nàng hoa 9, Jasmine 85, RVT.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.