| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Triển khai chăn nuôi Viet GAHP

Thứ Sáu 18/11/2011 , 09:54 (GMT+7)

Ngày 17/11, Sở NN-PTNT TPHCM đã tổ chức triển khai Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) trên địa bàn TPHCM.

Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại TPHCM sẽ được hỗ trợ để làm theo Viet GAHP

Ngày 17/11, Sở NN-PTNT TPHCM đã tổ chức triển khai Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) trên địa bàn TPHCM.

Ông Nguyễn Phước Trung – PGĐ Sở NN-PTNT cho biết, đây là dự án do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, triển khai trên 12 tỉnh thành trong vòng 5 năm (2011 - 2015) với tổng vốn đầu tư 79 triệu USD, trong đó tổng vốn thực hiện tại TPHCM là 6 triệu USD. Mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ, hộ gia đình (20 con heo/hộ trở lên).

Dự án cũng nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm khu vực chăn nuôi, chế biến giết mổ và kinh doanh, tăng cường VSATTP, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi an toàn (Viet GAHP), tạo khả năng cạnh tranh cho ngành chăn nuôi, nhất là đối với các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Trước mắt TP sẽ tập trung triển khai tại địa bàn huyện Củ Chi. Cụ thể, sẽ lập mô hình chăn nuôi Viet GAHP thí điểm tại 4 xã Nhuận Đức, An Phú, Phú Hòa Đông và Tân Thạnh Đông. Hiện đã có 147/500 hộ chăn nuôi tham gia dự án Viet GAHP, sắp tới Sở sẽ tiếp tục vận động bà con tham gia đông đảo hơn để tạo phong trào cho các xã khác làm theo.

Ông Nguyễn Phước Trung nói thêm: Dự án đặc biệt chú trọng đầu tư tập huấn cho các cán bộ khuyến nông và thú y cấp xã, huyện về những tiêu chuẩn GAHP trong chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi an toàn, kiểm soát dịch bệnh và tiêu chuẩn an toàn sinh học. Dự án còn hỗ trợ nhằm nâng cao các dịch vụ thú y còn rất thiếu hiện nay như: ghi chép tình hình dịch bệnh, cung cấp các dụng cụ thú y cần thiết cho các nhóm chăn nuôi GAHP…

Theo ông Trần Phương Đông – Phó Giám đốc Dự án, cách làm hiệu quả là sẽ hình thành các nhóm chăn nuôi Viet GAHP trong 4 xã trên và UBND các xã tích cực vận động, hướng dẫn bà con làm theo mô hình. Ngoài ra, tại 4 xã này cũng sẽ hình thành và thực hiện các dịch vụ khuyến nông về chăn nuôi Viet GAHP; cung cấp các dịch vụ sản xuất, điều tra dịch tễ và nhận dạng, truy xuất nguồn gốc (chủ yếu bấm số tai, ghi chép sổ sách từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, dịch bệnh, đến vệ sinh môi trường…), sau đó kiểm tra đánh giá và chứng nhận cho các hộ chăn nuôi và sản phẩm đạt Viet GAHP.

Ông Đông cũng cho biết, để áp dụng chăn nuôi Viet GAHP được hiệu quả, Dự án còn hỗ trợ triển khai xây dựng hầm biogas (khoảng 400 hầm), đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng, duy tu, bảo dưỡng hầm biogas tại 4 xã trên.

Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ cải thiện điều kiện hoạt động tại 10 cơ sở giết mổ thủ công; đầu tư xây dựng 4 nhà máy, cơ sở phân bón compots xử lý chất thải chăn nuôi; đồng thời hỗ trợ nâng cấp 40 chợ thực phẩm, trong đó tập trung ưu tiên cho các chợ truyền thống khu vực ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất