| Hotline: 0983.970.780

TP Hồ Chí Minh ưu tiên nguồn lực nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Hai 24/08/2020 , 07:58 (GMT+7)

Với đặc thù của một nền nông nghiệp đô thị, TP.HCM đang đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng cao giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân.

Một vườn lan ứng dụng công nghệ cao ở huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Một vườn lan ứng dụng công nghệ cao ở huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Sở NN-PTNT TP HCM, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, trong khi diện tích canh tác thành phố không thể mở rộng và đang có xu hướng giảm dần, nông nghiệp thành phố không chỉ được đặt ra yêu cầu đáp ứng sản lượng cung cấp cho trên 12 triệu người mà còn phải có chất lượng cao, phong phú và đa dạng. Do đó việc khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và liên kết các khâu sản xuất đến tiêu dùng nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho người dân là giải pháp hàng đầu mà thành phố quan tâm.

Cụ thể, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (hỗ trợ lãi vay), trong đó quy định đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị được ngân sách thành phố hỗ trợ từ 60-100% lãi suất khi tham gia vay vốn ngân hàng. Đặc biệt đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất.

Với chính sách nói trên, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 24.221 lượt tổ chức, hộ dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, vốn vay được hỗ trợ lãi vay là 4.277 tỷ đồng, ngân sách thành phố đã giải ngân hỗ trợ lãi vay 668 tỷ đồng. Kết quả thực hiện cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay sẽ huy động được 20 đồng vốn xã hội. Như vậy, với 668 tỷ đồng lãi vay mà ngân sách thành phố đã hỗ trợ cho các tổ chức, hộ nông dân đầu tư vào nông nghiệp, đã huy động được tới 13.138 tỷ đồng vốn xã hội, gồm huy động từ tổ chức tín dụng là 12 đồng (7.976 tỷ đồng), huy động trong dân là 8 đồng (5.161 tỷ đồng). Tổng số lao động (việc làm) tạo ra thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay khoảng 60.349 lao động.

Nhiều tổ chức, cá nhân vay vốn từ chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của thành phố đã đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như trồng rau trong trong nhà màng, trồng rau thủy canh, hệ thống tưới nhỏ giọt, sản xuất giống bằng phương pháp cấy mô, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao…

Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được chú trọng trong thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình và vùng nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực nông thôn ngoại thành như: mô hình công nghệ cao trong trồng hoa nhiệt đới Mokara ở Củ Chi, trồng dưa lưới ở Hóc Môn, nuôi tôm nước lợ ở Cần Giờ, chế biến sữa bò ở Củ Chi…, phù hợp với định hướng nông nghiệp đô thị của thành phố.

Nhờ được hỗ trợ lãi vay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở TP.HCM đã từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất rau an toàn, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò sữa, sản xuất hoa lan và nuôi trồng thủy sản.

Hiện có 4 HTX rau an toàn đã ứng dụng các công nghệ về sản xuất rau trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng công nghệ tưới tự động, trồng rau thủy canh. Các HTX này đều đang hoạt động ổn định, có sản lượng sản xuất, tiêu thụ 3-10 tấn/ngày. Cũng trong lĩnh vực trồng trọt, HTX Hoa lan Huyền Thoại đã ứng dụng công nghệ sinh học để nuôi cấy mô, sản xuất giống hoa lan, ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất…

Trong chăn nuôi và thủy sản, HTX Chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội đã ứng dụng công nghệ cao như máy vắt sữa bò, hệ thống làm mát chuồng trại, máy trộn thức ăn TMR, máy phân tích chất lượng sữa và hệ thống bảo quản sữa hiện đại. Đặc biệt, HTX đã xây dựng nhà máy chế biến sữa với công suất 5 tấn/ngày…

Nhờ chính sách khuyến khích của TP.HCM, tỷ lệ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã tăng mạnh trong giai đoạn 2015–2020. Nếu như năm 2010, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% trong sản xuất nông nghiệp của thành phố, thì năm 2016 là đạt 35,8%, và 38,2% vào năm 2018.

Xu thế làm nông nghiệp công nghệ cao sẽ tiếp tục gia tăng ở TP.HCM trong những năm tới, nhất là khi thành phố đã đặt ra các mục tiêu khá cao về giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025:. Cụ thể, đến 2025: Giá trị sản xuất trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm;  thu nhập của cư dân nông thôn đạt 110 triệu đồng/người/năm.

Để đạt được những mục tiêu đó, ngành nông nghiệp TP.HCM sẽ phối hợp với các ngành liên quan và UBND các quận, huyện còn sản xuất nông nghiệp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi. Trong đó, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX để hình thành mạng lưới sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm