| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Tái cơ cấu chăn nuôi, ưu tiên phát triển đàn bò

Thứ Năm 13/08/2020 , 10:55 (GMT+7)

Đó là định hướng của tỉnh Trà Vinh nhằm tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi như hiện nay.

Ngày 12/8, tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh diễn ra buổi hội thảo đầu bờ với chủ đề “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở Trà Vinh” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh tổ chức.

Ông Lâm Quang Thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh với lợi thế có diện tích đất nông nghiệp trên 182.000 ha, nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho chăn nuôi bò.

Tham quan mô hình chăn nuôi bò thịt tại hộ dân Đỗ Văn Hải xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành. Ảnh: Minh Đảm.

Tham quan mô hình chăn nuôi bò thịt tại hộ dân Đỗ Văn Hải xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành. Ảnh: Minh Đảm.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2020, trong đó chú trọng mở rộng chăn nuôi tập trung, trang trại, tổ chức sản xuất an toàn, ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật, … để phát triển đàn bò đạt trên 150.000 con.

Hiện nay, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa của tỉnh. Việc đẩy mạnh dự án nhằm chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn sang trồng cỏ nuôi bò nâng cao giá trị sản xuất.

Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò hướng thịt trong thời gian tới, góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị ngành chăn nuôi tương xứng với trồng trọt.

Ông Kim Huỳnh Khiêm, chủ nhiệm dự án cho biết: Dự án do Bộ Khoa học - Công nghệ và Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh quản lý, Trung tâm Khuyến nông tổ chức thực hiện, tổng kinh phí gồm kinh phí Trung ương và người dân đóng góp khoảng 7,5 tỷ đồng. Đến nay dự án đã chuyển giao cho người dân quy trình công nghệ chăn nuôi bò hướng thịt, trồng chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản cỏ cho bò.

Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò thịt, bò sinh sản, trồng cỏ. Ảnh: Minh Đảm.

Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò thịt, bò sinh sản, trồng cỏ. Ảnh: Minh Đảm.

Tại hội thảo, các hộ dân tham gia dự án đã chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản. Ông Trần Minh Lợi ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang cho biết: “Qua dự án, tôi biết cách chọn giống bò sinh sản. Trước đây mình cứ chọn tự nhiên không để ý gì đến giống nào phù hợp, giống nào không đối với con bò nền. Bây giờ tôi thấy chọn giống sinh sản nên chọn bò Brahman. Trước đó, cứ ra vườn cắt cỏ cho bò ăn là được, giờ biết cách chọn giống cỏ nhiều dinh dưỡng”.

Còn ông Võ Văn Hưng, ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành cho biết, từ khi nhận được 3 con bò từ dự án ông đã chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của kỹ thuật viên dự án. Đến nay, đàn bò phát triển tốt, khoẻ mạnh.

Hội thảo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Hội thảo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Dương Bảo Việt, Sở Khoa học- Công nghệ Trà Vinh thì sắp tới, Sở sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu dự án. Hiện nay, tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh đang ưu tiên xác định phát triển đàn bò. Thời gian tới Sở sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện các dự án để nâng cao chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất