| Hotline: 0983.970.780

Siêu vũ khí Nga, có gì?

Trình diễn và răn đe

Thứ Tư 13/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngoài xe tăng Armata T-14, trong đợt duyệt binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát-xít, Nga còn trình làng một loạt thiết bị quân sự mới khác./ Xe tăng Armata hiện đại đến đâu?

Xe thiết giáp chở quân Kurganets-25, xe thiết giáp chở quân Boomerang, pháo tự hành Koalitsiya-SV là những thiết bị quân sự hoàn toàn mới, bên cạnh những thiết bị tuy không mới nhưng đã được cải tiến, nâng cấp.

Xe thiết giáp chở quân Kurganets-25

Những chiếc thiết giáp Kurganets-25 có hai biến thể là BTR và BMP. Cả hai đều là xe chở quân nhưng dòng BMP được trang bị hỏa lực mạnh hơn. Điểm nổi bật trong lần trình làng vũ khí này chính là tính tự động.

Xe tăng Armata nhờ vào hệ thống máy tính và điều khiển từ xa với số thành viên tổ lái chỉ có 3 người do có hệ thống nạp đạn tự động, trong khi xe tăng M1-Abrams của Mỹ cần tới 4 người, trong đó một người chịu trách nhiệm nạp đạn.

Những chiếc thiết giáp Kurganets-25 có súng điều khiển từ xa, tách biệt với khoang lái và khoảng chở quân.

Tạp chí quân sự Jane’s nói thiết giáp bộ binh Kurganets-25 có thể mang hai loại pháo 57mm hoặc 30mm. Thiết kế mới này sẽ thay thế những chiếc thiết giáp BTR và BMP trong quân đội Nga, vốn có từ thời Xô-viết.

Xe thiết giáp bộ binh Boomerang

Đây cũng là thiết kế hoàn toàn mới. Xe Boomerang còn có khả năng lội nước. Khung sườn của xe Boomerang cũng có thể được tận dụng cho các loại xe với nhiều mục đích khác.

Theo tạp chí Jane’s, thiết kế xe Boomerang tương tự với các xe lội nước truyền động 8 bánh (8 x 8) của các quốc gia phương Tây. Thiết kế này cho phép 8 bánh xe có thể nhận truyền động từ động cơ cùng lúc.

Siêu pháo tự hành Koalitsiya-SV

Pháo tự hành Koalitsiya-SV có dáng vẻ hao hao giống xe tăng Armata trừ phần tháp pháo.

12-23-54_pho-tu-hnh

Theo BBC, đó là bởi hệ thống pháo tự hành này dùng chung một loại khung sườn với xe tăng Armata. Điều đó cho thấy đây thực sự là một chương trình vũ khí mới khá toàn diện và sâu rộng trong quân đội Nga.

Vũ khí của pháo tự hành Koalitsiya-SV là khẩu đại bác 152mm, cả xe nặng 55 tấn, nặng hơn so với xe tăng Armata (48 tấn).

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng đưa vào chiến trường pháo tự hành M107 với cỡ nòng 175mm, cỡ nòng lớn nhất trên chiến trường Việt Nam thời đó. Chính vì thế M107 được mệnh danh là “vua chiến trường” với tầm bắn 34km.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo tự hành Koalitsiya-SV có tầm bắn 70km, với mục tiêu phá hủy các phương tiện thiết giáp và công sự của đối phương.

Hệ thống tên lửa đất đối không Buk

Hệ thống phòng không Buk trong cuộc duyệt binh ở Matxcơva vừa qua là một biến thể đã và đang được sử dụng trong quân đội Nga.

Nga cũng bán hệ thống tên lửa này cho một số quốc gia như Azerbaijan, Trung Quốc và Ấn Độ. Một hệ thống Buk cũng bị cho là phương tiện để một lực lượng chưa xác định bắn hạ chiếc máy bay mã hiệu MH 17 của hãng hàng không Malaysia trên bầu trời phía đông Ukraine tháng 7/2014.

Hệ thống tên lửa phòng không Buk luôn bao gồm xe radar. Tầm bắn của đạn tên lửa đạt 25.000m, có thể đánh chặn tên lửa hành trình, bom điều khiển cũng như máy bay.

Buk có nhiều phiên bản (Buk- M1-2 và Buk - M2 và một phiên bản nữa dành cho hải quân). Phiên bản Buk-M3 đang được lên kế hoạch SX.

Hệ thống Buk có khả năng tự hành, có trang bị tên lửa đất đối không có radar dẫn đường, bao gồm bốn bộ phận chính: radar điều khiển và phát hiện mục tiêu, bộ phận chỉ huy, bệ phóng tên lửa và bộ phận hậu cần, tất cả được đặt trên các xe bánh xích.

Các yếu tố này giúp hệ thống Buk dễ dàng cơ động cùng các lực lượng quân sự khác, dễ dàng thay đổi vị trí và đương nhiên là khó bị tiêu diệt hơn so với những hệ thống tên lửa đất đối không đặt cố định.

Hệ thống tên lửa chống tăng Kormet

Quân đội Nga đã cải tiến hệ thống tên lửa chống tăng Kornet, vốn ra đời từ năm 2009 và lần này, Kornet mới cũng ra mắt.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet mới không chỉ chống xe tăng mà còn có thể tiêu diệt máy bay. Đạn tên lửa của Kornet có thể xuyên thủng giáp thép dày tới 130cm.

Hệ thống Kornet cũng là dạng tự hành, gồm dàn tên lửa chống tăng đặt trên xe quân sự bánh lốp. Xe được trang bị hệ thống chỉ dẫn và ngắm bắn hiện đại với sự hỗ trợ của các camera có độ phân giải cao, thiết bị hồng ngoại và laser.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars

Tên lửa này bắt đầu được trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược của liên bang Nga từ năm 2009. Đây là bản cải tiến từ hệ thống tên lửa đạn đạo Topol M.

12-23-54_rs-24-yrs

Tên lửa RS-24 Yars có thể mang ba đầu đạn hạt nhân. Nó có thể được phóng đi từ dàn phóng di động hoặc bệ phóng cố định đặt ngầm dưới đất. Tên lửa này còn có thể phóng ra mồi bẫy để đánh lạc hướng hệ thống phòng không đối phương. (Hết)

Theo Sputnik News, tên lửa đạn đạo RS-24 Yars sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn hơn 12.000 km. Tính đến đầu năm 2014, ước tính Nga đã triển khai 50 tên lửa RS-24 Yars.

Trong năm 2015, quân đội Nga sẽ nhận thêm 24 tên lửa loại này và có kế hoạch nâng lên đến 108 quả RS-24 vào năm 2020.

Có thể thấy, việc trình làng vũ khí mới không chỉ mang tính biểu diễn mà chắc chắn hiệu quả răn đe của nước Nga đối với các đối thủ tiềm tàng là không nhỏ.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm