| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm bào ngư

Thứ Năm 14/05/2015 , 06:12 (GMT+7)

Sau khi học trồng nấm tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, anh Bùi Văn U, ngụ ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trồng thử nghiệm nấm bào ngư có hiệu quả. 

Hiện anh mở rộng nuôi trồng 3.000 bịch phôi giống, mỗi ngày thu hoạch từ 40 - 50 kg nấm thương phẩm, bán giá 30.000 - 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí mỗi năm cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Theo anh, trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng, ít đầu tư vốn, không cần nhiều diện tích.

Nấm bào ngư tương đối dễ trồng so với một số loại nấm khác, nhưng để trồng có hiệu quả cao thì cần nguyên liệu như rơm khô, mạt cưa, xác bắp... sạch, không nhiễm bệnh.

Nấm bào ngư cần ít ánh sáng, ít gió, độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25 độ C. Trồng nấm bào ngư thì tỷ lệ hao hụt thấp hơn so với những loại nấm khác và kỹ thuật trồng cũng không quá khó, phù hợp với điều kiện ở địa phương.

Nấm phát triển tốt trong môi trường ẩm thấp song phải tương đối sạch sẽ. Cần chú ý cung cấp đầy đủ nước và độ ẩm cho phôi nấm. Quá trình thu hoạch và bảo quản nấm cũng phải rất cẩn thận, để đảm bảo nấm không bị mất chất. Sau khi thu hoạch, túi phôi có thể ủ làm phân bón cho các loại cây trồng.

Ngoài ra anh U còn đóng phôi giống để bán. Trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm 1 nhà trồng nấm... 

Xem thêm
Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét

Chuyên gia lưu ý bà con các biện pháp chăm sóc đàn thủy cầm trong thời tiết rét và mưa ẩm để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã là trái tim của chuyển đổi công nghệ

Trưởng nhóm nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho biết trong chuyển đổi công nghệ, trái tim của hệ thống chính là nông dân.

Bình luận mới nhất