| Hotline: 0983.970.780

Trồng su su lấy ngọn

Thứ Năm 18/04/2013 , 09:57 (GMT+7)

Sau hơn 4 năm trồng cây su su lấy ngọn, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) đã có của ăn, của để. Mô hình này đang lan rộng ra các xã khác...

Sau hơn 4 năm trồng cây su su lấy ngọn, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) đã có của ăn, của để. Mô hình này đang lan rộng ra các xã khác...

Ở Quyết Chiến có xóm hơn 80% số hộ trồng su su lấy ngọn, hộ thu nhập ít nhất cũng vài chục triệu đồng/năm, có nhà thu hơn 100 triệu, như xóm Biệng, xóm Bắc Hưng. So với cây trồng khác như ngô, lúa thì su su thu nhập cao gấp 4 - 5 lần.

Ông Bùi Văn Bến, Phó Chủ tịch xã Quyết Chiến nói: "Năm 2008, Sở KH-CN tỉnh Hòa Bình hỗ trợ trồng thử nghiệm 1 ha su su, đến nay toàn xã có trên 40 ha; có hộ trồng hơn 4.000 m², hộ neo người, ít đất cũng trồng vài trăm m². Bình quân cứ 1.000 m2 su su thu từ 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng.


Trồng su su lấy ngọn, nhiều hộ có của ăn, của để

Với giá bán buôn cho thương lái từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, giá trị kinh tế đem lại từ 250 - 300 triệu đ/ha. Trồng su su tốn công hơn các loại cây khác nhưng hiệu quả cao. Trong thời gian tới, mô hình này sẽ được tiếp tục triển khai nhằm tạo mọi điều kiện để bà con yên tâm SX, tiến tới xây dựng thương hiệu”.

Mỗi năm cứ đến tầm tháng 8, tháng 9 DL là thời điểm su su ra nhiều ngọn nhất, bà con bước vào dịp thu hái bận rộn, tất bật nhất trong năm. Từ rất sớm, người dân đã ra ruộng lấy ngọn, đến 8 giờ sáng thì gom lại, xếp thành bó. Việc hoàn tất cũng vừa lúc lái thương ở dưới xuôi và khách chợ đến lấy hàng chuyển đi tiêu thụ.

Chị Đinh Thị Lan, một hộ dân trồng su su lâu năm ở xóm Biệng cho biết: Trước đây gia đình trồng 600 m2 su su, thấy hiệu quả cao, chị trồng thêm hơn 2.000 m2. Cứ 3 - 5 ngày hái ngọn một lần, đó là lúc chưa vào chính vụ. Từ tháng 8 trở đi, hầu như ngày nào gia đình cũng có ngọn su su cung ứng ra thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Tuấn, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình:

“Để đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt thay đổi phương thức SX cũ, trung tâm đang tiếp tục triển khai một số mô hình mới như SX khoai tây giống, nuôi cá lăng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình..., nếu có kết quả tốt sẽ nhân rộng ra nhiều nơi”.

Tham gia trồng su su từ ngày triển khai mô hình, bà Định Thị Loan cho hay: “Với diện tích 800 m2 đất vườn, mỗi tháng thu hơn 3 tạ ngọn, với giá bán  3.000 đ/kg, tôi thu về khoảng 1 triệu đồng. Canh tác bón phân đạm, lân và phân chuồng sẵn có theo đúng quy trình đã được hướng dẫn. Trồng cây su su lấy ngọn hợp với chất đất, khí hậu ở đây, cây que làm giàn thì sẵn có trên rừng. Cái khó nhất là khi mới trồng, cây cần đủ nước tưới và phân bón. Khi cây đã phát triển chỉ cần mỗi tháng bón phân một lần, làm cỏ và tỉa những ngọn bé”.

Còn ông Đinh Công Thanh, một trong số hộ có diện tích trồng su su lớn nhất xóm Biệng nói: Từ ngày có cây su su, đời sống gia đình dần đi lên. Bình quân cứ 1.000 m² thu được 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng, thu về ngót chục triệu đồng.

Điều đáng nói là trước đây, hàng trăm hộ dân trong xã trồng su su để lấy quả, giá trị kinh tế vừa thấp, SX lại manh mún. Năm 2008, mô hình trồng su su lấy ngọn được tỉnh lựa chọn triển khai tại các xã vùng cao đã làm đổi thay cuộc sống của người dân. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo chăm sóc, chuyển giao TBKT, su su cho nhiều ngọn, đều ngọn, thu hái gần như quanh năm. Không riêng xã Quyết Chiến, cây su su đang được trồng ở các xã Nam Sơn, Ngộ Luông, Lũng Vân...

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất