| Hotline: 0983.970.780

Trồng tre lấy măng vốn ít thu nhập cao

Thứ Năm 31/12/2009 , 10:03 (GMT+7)

Các mô hình trồng tre lấy măng bắt đầu được triển khai ở Đắk Nông từ năm 2006. Đây là giống măng điềm trúc, được trồng rải rác ở tất cả các thôn, bản.

Ông Hồ Tiến Cương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông cho biết các mô hình trồng tre lấy măng bắt đầu được triển khai ở đây từ năm 2006. Đây là giống măng điềm trúc, được trồng rải rác ở tất cả các thôn, bản.

Ban đầu chỉ có 18 ha ở thị xã Gia Nghĩa và Đắk Song, sau đó được nhân rộng ra nhiều huyện, thị trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 165 ha, trong đó Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa là những địa phương có diện tích măng tre lớn. Gia đình chị Nguyễn Thị Hà, một trong những hộ trồng nhiều ở thôn 7, xã Nam Bình, huyện Đắk Song cho biết, cuối năm 2008, gia đình chị được chọn tham gia mô hình trồng tre lấy măng. Tổng diện tích gần 2 ha, đây là đất xấu, trước đây đã trồng nhiều loại cây nhưng đều không hiệu quả. Thế nhưng khi trồng loại cây tre lấy măng này thì thấy chúng phát triển tốt, không chỉ đáp ứng nguồn thực phẩm cho gia đình mà còn đem lại một khoản thu nhập khá lớn.

Vì đây là loại cây có thể phát triển tốt trên những diện tích đất xấu, đất hoang hóa, bạc màu, đất dốc nên bà con có thể tận dụng mọi diện tích để trồng. Hơn thế, các biện pháp thâm canh cũng khá đơn giản nên bà con đã đăng ký với ngành chức năng nhân rộng mô hình rất nhiều. Ngoài gia đình chị Hà còn có nhiều gia đình khác cũng tham gia trồng loại cây này như: gia đình ông K’ Biển là một trong những hộ trồng đầu tiên ở bon Bu Sóp, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa đã tận dụng hơn 5 sào đất hoang hóa để trồng từ năm 2006. Nhờ được chăm sóc tốt nên măng nảy mầm liên tục, trung bình mỗi tháng ông có thể thu được khoảng 5 tạ, với giá bán chừng 2.000 đồng/kg thì mỗi năm cũng thu về khoảng 10 triệu đồng.

Đây là một số tiền khá lớn thu nhập được từ đất bỏ hoang trước đây. Nhờ nó mà ông có thể đầu tư cho hơn 2 ha vườn cà phê đang chuẩn bị thu hoạch của gia đình. Để việc triển khai các mô hình trồng tre lấy măng đạt hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho người dân, ngoài ra cán bộ kỹ thuật của các trạm khuyến nông còn trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn nhân dân cách trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng cách. Qua 3 năm, các mô hình măng tre đã thực sự mang lại hiệu quả khá cao.

Đặc biệt, tre lấy măng có ý nghĩa rất lớn với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ từ bỏ thói quen vào rừng lấy măng. Đến nay, rất nhiều hộ đã có được một khoản thu nhập ổn định mỗi tháng từ măng tre, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Được biết, hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tre chủ yếu là trong tỉnh, số ít được bán ra các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Khánh Hòa... Sản phẩm măng tre rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì trong suốt quá trình trồng không sử dụng các chất bảo vệ thực vật, được coi là loại rau sạch. Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông đang khuyến cáo bà con đẩy mạnh các biện pháp thâm canh nhằm tăng sản lượng, tăng thu nhập từ măng tre

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất