Hơn 2.000 cây tre được trồng tại trường Đại học Kiên Giang, nhằm tạo ra môi trường học tập xanh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vì một miền Tây bền vững.
Nhóm hoạt động tình nguyện giữ gìn và bồi đắp Vì miền Tây bền vững, thuộc Công ty TNHH Vòng tay tử tế vừa phối hợp với trường Đại học Kiên Giang phát động chương trình trồng tre bảo vệ môi trường. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo nhà trường, các tình nguyện viên và hơn 500 sinh viên, đoàn viên thanh niên, đã trồng 2.000 cây tre trong khuôn viên trường và dọc hai bên đường thanh niên.
2.000 cây tre được các bạn sinh viên trồng trong khuôn viên trường Đại học Kiên Giang, nhằm hình thành công viên tre, tạo môi trường học tập xanh và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.
“Chúng ta rất biết ơn quý thầy, cô, đại biểu và các bạn sinh viên có mặt hôm nay với sự đồng lòng để cùng nhau gây dựng một công viên tre xanh trong khuôn viên một trường đại học đầu tiên trên cả nước và cũng là điểm đến tuyệt vời cho các sinh viên khắp nơi đến đây nghiên cứu và học tập”, bà Lâm Kim Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Vòng tay tử tế chia sẻ.
Phát biểu tại lễ phát động chương trình trồng tre, bà Lâm Kim Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Vòng tay tử tế cho biết: “Nhóm hoạt động Vì một miền Tây bền vững gồm những người có chung tầm nhìn và sứ mệnh khi đứng trước những thay đổi của biến đổi khí hậu, suy thoái về môi trường. Trong đó, miền Tây của Việt Nam được xác định là địa bàn dễ bị tổn thương nên cần được giữ gìn và bồi đắp để phát triển bền vững”.
Theo bà Lâm Kim Tâm, dự án trồng tre có mục tiêu và ý nghĩa lớn nhằm tạo nên một công viên tre xanh tại khuôn viên trường, tiến đến hình thành điểm tham quan học tập cho sinh viên. Qua đó, tạo điểm thực hành và nghiên cứu ứng dụng của cây tre, nhất là nghiên cứu về dược liệu. Khi những cây mới trồng hôm nay đã phát triển thành vườn tre thì đây sẽ là nơi nhân giống đa dạng các loại tre, là nơi truyền thông về các giải pháp vì một miền Tây bền vững.
Công ty TNHH Vòng tay tử tế quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang để triển khai chương trình trồng tre vì miền Tây bền vững, là do nơi đây có đầy đủ nguồn lực thực hiện. Công viên tre xanh này cũng sẽ là nơi giúp cho bà con tại tỉnh Kiên Giang cũng như ĐBSCL có cái nhìn rõ hơn về lợi ích kinh tế bền vững khi chính tại đây cây tre tạo ra giá trị thực sự.
Trên hết, trường Đại học Kiên Giang là nơi có đủ các khoa nghiên cứu và nguồn lực để nghiên cứu thực nghiệm, nhân giống cung cấp cho khu vực, nghiên cứu về dược tính, nghiên cứu thực phẩm từ tre, ứng dụng cây tre trong thu hút du lịch…
Tạo dựng môi trường học tập xanh
Để giáo dục việc trồng cây xanh trở thành nét truyền thống văn hóa của nhà trường, hàng năm trường Đại học Kiên Giang, Đoàn trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức lễ phát động trồng cây vào các ngày kỷ niệm và chương trình hoạt động Đoàn như Ngày Môi trường Thế giới, ngày sinh nhật Bác, tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè…
Chương trình trồng tre “Vì miền Tây bền vững” mang ý nghĩa cộng đồng, vừa giáo dục văn hóa truyền thống, vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.
Tham gia chương trình trồng tre “Vì miền Tây bền vững”, hình thành công viên tre, tạo dựng môi trường học tập xanh, bạn Đặng Thủy Tiên (sinh viên khoa Sư phạm và Xã hội) chia sẻ: “Tre không chỉ là cây xanh đơn thuần, mà còn là biểu tượng văn hóa Việt Nam. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy trồng, chăm sóc và bảo vệ thật tốt ít nhất một cây xanh, góp phần cải thiện môi trường sống của chính chúng ta, và vì sự phát triển bền vững đất nước”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, toàn thể viên chức, người lao động và đặc biệt là sinh viên nhà trường luôn xác định việc trồng cây xanh là rất quan trọng, gắn liền với quá trình phát triển, không chỉ cho hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau.
Hưởng ứng lời căn dặn của Bác, hàng năm các đơn vị thuộc và trực thuộc trường đều hăng hái hưởng ứng và tổ chức các hoạt động trồng cây, các hoạt động này đã thật sự mang lại lợi ích to lớn, góp phần làm cho khuôn viên nhà trường ngày càng xanh và tươi đẹp, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan, nâng cao đời sống tinh thần.
Hoạt động trồng tre trong khuôn viên Đại học Kiên Giang lần này nhằm góp phần tạo môi trường học tập xanh, bảo vệ cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học. Ảnh: Trung Chánh.
Sinh viên Đặng Thủy Tiên nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay, chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Bác, cũng như ý nghĩa to lớn của việc trồng cây bảo vệ môi trường. Trồng thêm cây xanh là khắc phục sự tàn phá của thiên nhiên, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành. Rõ ràng đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết”.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thọ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiên Giang cho biết, Chương trình trồng tre “Vì miền Tây bền vững” mang ý nghĩa cộng đồng, vừa giáo dục văn hóa truyền thống, vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tuổi trẻ ngày nay. Hoạt động trồng tre trong khuôn viên nhà trường lần này nhằm góp phần tạo môi trường học tập xanh, bảo vệ cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học...
Dự kiến hàng ngàn cây tre được trồng trong khuôn viên trường Đại học Kiên Giang và dọc con đường thanh niên, sẽ sớm hình thành nên công viên tre, tạo môi trường học tập xanh, là điểm thực hành và nghiên cứu ứng dụng, nhân giống đa dạng loại tre.
Hoạt động trồng cây trong chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” do Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức thực hiện là một chương trình thiết thực, giúp bà con nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.
Xanh hóa tuyến đường mới mở ở nông thôn
Trước đó, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (5/6), Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã phát động Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh”. Cụ thể, đã phát động và tổ chức hoạt động trồng cây dọc theo tuyến đường tránh Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, với 300 cây sao dầu được trồng phủ xanh hai bên đường, phát quang cỏ dại trên tuyến đường trồng cây.
Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” do Syngenta Việt Nam tổ chức thực hiện là một chương trình thiết thực, giúp bà con nông dân có thêm kiến thức trong việc bảo vệ môi trường, hiểu và sử dụng thuốc BVTV đúng cách và có trách nhiệm. Giúp đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội, song song với việc gìn môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học góp phần hướng tới nền nông nghiệp bền vững”.
Ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam cho biết, hoạt động trồng cây và Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” - thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã được công ty kiên trì hoạt động trong suốt 8 năm qua, nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Hoạt động này nhằm xanh hóa những tuyến đường mới mở, xây dựng nên những tuyến đường nông thôn kiểu mẫu. Góp phần củng cố đa dạng sinh học khi thực hiện trồng phối hợp các loại cây cảnh.
Thông qua hoạt động trồng cây, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam mong muốn tạo điều kiện để bà con nông dân nâng cao ý thức, chung tay trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sinh sống, xây dựng nên những tuyến đường nông thôn kiểu mẫu, góp phần củng cố đa dạng sinh học khi thực hiện trồng phối hợp các loại cây cảnh.
Các loại cây gỗ quý, cây đô thị được trồng dọc các tuyến tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã và đường tuần tra biên giới... giúp tạo điểm nhấn cho du lịch Lào Cai.
Một cá thể khỉ đuôi dài thuộc dòng nguy cấp, quý hiếm vừa được người dân tự nguyện bàn giao cho ngành chức năng, nhằm chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã.
THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.
Nghệ An Với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 52%, anh Trịnh Văn Hà, thuộc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của BQLRPH Nghi Lộc được hưởng trợ cấp thương binh.
Hoạt động nằm trong Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh', được tổ chức trong ngày 28/3, với nhiều sự kiện như trồng cây, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày hiện vật...
Bắc Kạn Tại tỉnh Bắc Kạn, trong những ngày gần đây liên tiếp xảy ra cháy rừng sản xuất, rừng đặc dụng, hàng nghìn ha rừng ở địa phương này đối diện nguy cơ cháy cao.
Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.
ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.
SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.
Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.
QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.