| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc chuẩn bị kiểm tra dừa tươi Việt Nam để xem xét nhập chính ngạch

Thứ Sáu 21/07/2023 , 17:36 (GMT+7)

Tổng cục Hải quan Trung Quốc có kế hoạch kiểm tra thực địa về dừa tươi Việt Nam vào giữa tháng 8/2023 để xem xét cho phép xuất khẩu chính ngạch sang nước này.

Ngày 21/7, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố về việc chuẩn bị kiểm tra thực địa các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Cục BVTV cho biết đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đề nghị tiến hành kiểm tra thực địa đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi có nhu cầu xuất khẩu để hoàn thành đánh giá phân tích nguy cơ dịch hại đối với dừa tươi và làm căn cứ cho việc ký nghị định thư. Cụ thể:

Dừa tươi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Dừa tươi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

- Thời gian và hình thức kiểm tra của GACC: Thời gian kiểm tra giữa tháng 8/2023; hình thức kiểm tra trực tuyến kết hợp kiểm tra thực địa và tài liệu (thông tin tài liệu cần chuẩn bị tại phụ lục).

- Nội dung kiểm tra chính của GACC: Hệ thống kiểm soát và phòng chống sinh vật gây hại trên dừa tại các vùng trồng và cơ sở đóng gói; quy trình thu hoạch, vận chuyển và đóng gói dừa xuất khẩu.

Để chuẩn bị tốt các nội dung kiểm tra thực địa đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi có nhu cầu xuất khẩu theo yêu cầu của GACC, Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV/cơ quan chuyên môn của địa phương bố trí nguồn lực sẵn sàng để phối hợp với Cục BVTV trong quá trình triển khai việc kiểm tra; cử cán bộ kỹ thuật tham gia hướng dẫn và hỗ trợ các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi tham gia kiểm tra trực tuyến theo yêu cầu của GACC. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ và tài liệu kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý, phòng chống sinh vật gây hại theo yêu cầu của GACC (thông tin hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị theo phụ lục).

- Rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi có nhu cầu đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc. Thông báo và hướng dẫn vùng trồng, cơ sở đóng gói hoàn tất hồ sơ, tài liệu liên quan và chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để tham gia kiểm tra trực tuyến theo yêu cầu của GACC (thông tin hồ sơ, tài liệu vùng trồng và cơ sở đóng gói cần chuẩn bị tại phụ lục).

- Toàn bộ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và BVTV, của các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa tươi tại các phụ lục (đính kèm cuối bài này) phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Trung và gửi về Cục BVTV trước ngày 05/8/2023 để tổng hợp gửi GACC.

Dừa là cây trồng mà Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế.

Dừa là cây trồng mà Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế.

Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phối hợp thực hiện để đợt kiểm tra trực tuyến đối với các vườn trồng và cơ sở đóng gói dừa tươi của GACC được tiến hành thuận lợi, đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần thêm hướng dẫn chi tiết, đề nghị thông tin ngay về Cục BVTV (Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông. Email: htqt.bvtv@mard.gov.vn) để kịp thời giải quyết.

Tóm tắt dự thảo kế hoạch kiểm tra trực tuyến và thực địa đối với dừa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc của Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Mục đích của kế hoạch nhằm hoàn thiện việc phân tích nguy cơ và thúc đẩy ký kết nghị định thư xuất khẩu dừa Việt Nam sang Trung Quốc được an toàn.

Các nội dung chính của kế hoạch bao gồm:

- Thành lập nhóm chuyên gia chung của hai nước gồm đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam để tiến hành kiểm tra.

- Phương thức kiểm tra bao gồm: Kiểm tra trực tuyến, điều tra thực địa tại Việt Nam và kiểm tra tài liệu do phía Việt Nam cung cấp.

- Nội dung kiểm tra tập trung vào:

+ Hệ thống phòng chống sinh vật gây hại trên dừa của Việt Nam: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, quy trình đăng ký vườn trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu, công tác đào tạo và giám sát dịch hại...

+ Công tác phòng dịch của doanh nghiệp xuất khẩu: Bố trí vườn trồng, biện pháp phòng dịch, sử dụng thuốc BVTV, đào tạo cán bộ...

+ Quy trình thu hoạch, vận chuyển và đóng gói dừa xuất khẩu.

Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho trái dừa Việt Nam.

Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho trái dừa Việt Nam.

- Yêu cầu Việt Nam chuẩn bị các tài liệu, video về quy trình sản xuất, phòng dịch, đóng gói dừa.

- Sau kiểm tra, Trung Quốc sẽ thực hiện quy trình đánh giá rủi ro và đề xuất các yêu cầu nhập khẩu phù hợp để xây dựng nghị định thư về nhập khẩu dừa từ Việt Nam.

- Yêu cầu công tác chuẩn bị của hai bên trước khi tiến hành kiểm tra:

+ Trao đổi, thống nhất lịch kiểm tra cụ thể, danh sách kiểm tra viên và các công việc chuẩn bị liên quan. + Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, video hỗ trợ cho nhóm chuyên gia Trung Quốc.

+ Việt Nam chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ kiểm tra.

+ Việt Nam bố trí nhân sự sẵn sàng phối hợp kiểm tra khi nhóm chuyên gia Trung Quốc yêu cầu.

- Sau khi có kết quả kiểm tra, nếu phát hiện thiếu sót, Việt Nam cần khắc phục và bổ sung đầy đủ trong thời gian sớm nhất.

- Trung Quốc sẽ thông báo chính thức kết quả kiểm tra cho Việt Nam, đồng thời hoàn thành báo cáo đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp kiểm soát phù hợp.

Kế hoạch kiểm tra này thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên. Việc kiểm tra sẽ giúp Trung Quốc đánh giá được chi tiết về hệ thống kiểm soát an toàn, chất lượng dừa xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo xuất khẩu dừa an toàn và hiệu quả hơn. Qua đó nâng cao tính minh bạch, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an toàn của dừa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, góp phần thúc đẩy ký kết nghị định thư về xuất khẩu dừa giữa hai nước.

Phụ lục 1: Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật đối với cơ quan quản lý của địa phương

Phụ lục 2: Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật đối với vườn trồng

Phụ lục 3: Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật đối với cơ sở đóng gói

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm