| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đối phó vấn nạn ung thư: Mỗi năm 2 triệu người mắc bệnh

Thứ Ba 30/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ít nhất từ tháng 4/2009, truyền thông Trung Quốc đã có những cảnh báo mạnh mẽ về làng ung thư ở đất nước này.

Ung thư là nỗi ám ảnh của hàng triệu người Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế với tốc độ chóng mặt kéo theo hệ lụy là nhiều thế hệ bị đầu độc. Thực trạng này có gì tương đồng với Việt Nam?

Ít nhất từ tháng 4/2009, truyền thông Trung Quốc đã có những cảnh báo mạnh mẽ về làng ung thư ở đất nước này.

"Sát thủ số 1"

Tạp chí Phượng Hoàng từng đăng bài viết chi tiết về 100 ngôi làng ung thư ở Trung Quốc.

Cùng năm đó, số liệu từ các cơ quan nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết có ít nhất 197 làng ung thư. Ngoài ra, còn có nhiều ngôi làng khác đang có triệu chứng ung thư hàng loạt hoặc chưa xác định nguyên nhân bệnh nhưng chất lượng môi trường sống cực thấp - có khả năng dẫn đến ung thư.

Vì thế, giới khoa học ước tính số làng ung thư ở Trung Quốc vượt quá con số 247, phủ khắp 27 tỉnh, thành.

Mỗi năm, có hơn 2 triệu người Trung Quốc mắc ung thư, số người tử vong do căn bệnh này là 1,4 triệu. Nói cách khác, cứ 5 người Trung Quốc qua đời thì có 1 người trong đó chết vì ung thư.

Trước kia, bệnh tim mạch là nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc thì nay ung thư phổi ác tính mới là "sát thủ" số 1 ở đất nước này.

Có tờ báo ví von: Gần như chẳng người nào không biết đến hai từ "ung thư" trong cuộc sống hôm nay.

Có vô số người sống cùng dưới một bầu trời này đều đang cảm nhận rõ ràng sự uy hiếp tính mạng từ căn bệnh ung thư khủng khiếp, nhưng họ không có chỗ thoát, bởi đó là cả một ngôi làng ung thư.

Chỉ số tăng trưởng GDP của nền kinh tế dường như tỷ lệ nghịch với chất lượng môi trường. Đơn cử như làng Đông Tiến, huyện Dương Tập, thành phố Diêm Thành của tỉnh Giang Tây - những con số ở nơi này khiến không ít người sợ hãi khi nghe đến.

Làng này nằm cạnh một nhà máy nông dược chuyên SX phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm 2001-2004, cả làng có 20 người chết vì ung thư, chủ yếu là ung thư phổi và ung thư thực quản.

Không khí ô nhiễm tới mức khi đi ngủ, dân làng phải dùng khăn ướt phủ lên mũi, miệng. Chăn nuôi vịt, lợn cũng không dám cho chúng lại gần nguồn nước bởi ai cũng biết có quá nhiều chất hóa học trong đó.

Từ năm 2005-2006, có thêm 80 người chết vì ung thư, gấp 4 lần con số trong vòng vài năm trước đó.

Quá sợ hãi, dân làng ngày nào cũng phải uống thuốc bổ gan với hy vọng chất độc sẽ bị loại bớt khỏi cơ thể vốn đã chịu đựng chất độc hại trong nhiều năm.

Dân làng cũng từng đi kiện đơn vị SX thuốc bảo vệ thực vật, nông dược nói trên, thế nhưng, mỗi người chỉ được đền bù 70 NDT (khoảng 220.000 đồng).

15-50-47_2
Không khí ô nhiễm cũng khiến nhiều người mắc ung thư

Cách đó không xa, làng Dương Kiều còn lâm vào cảnh thê thảm hơn khi có một xưởng nông dược, hai xưởng công nghiệp nằm trong làng. Số người chết vì ung thư ở làng này đa phần từ 50-60 tuổi.

Cũng giống như làng Đông Tiến, họ đều bị ung thư thực quản hoặc ung thư phổi.

Các ngôi làng ung thư của Trung Quốc, theo số liệu được công khai, đều thuộc miền Đông và Đông Nam nước này, đặc biệt là các thành phố ven biển.

Tỉnh Chiết Giang là một ví dụ, nơi này có đến 9.000 xưởng dệt may. Lượng chất hóa học được dùng để in lên vải chiếm 30% tổng lượng dùng của toàn Trung Quốc. Nơi này được gọi với cái tên mỹ miều "thành phố xây dựng trên vải".

Thế nhưng GDP từ ngành công nghiệp này lại là tội đồ cho việc nhiều làng phải gánh chịu nỗi đau khủng khiếp: làng ung thư.

Chỉ tính trong vùng đất 100km2 quanh khu công nghiệp Tân Hải, huyện Thiệu Hưng đã có không dưới 2 làng ung thư.

Không còn đất sống

Người dân gần như không có đất để sống, hiểu theo đúng nghĩa đen của nó khi mà cạnh đó cũng có khu công nghiệp Lâm Giang (tỉnh Chiết Giang) cũng với vô số xưởng dệt may.

Sông hồ, suối, giếng nước đang là vấn đề nan giải ở hàng trăm ngôi làng trên khắp Trung Quốc bởi hàm lượng chất hóa học độc hại cho sức khỏe đã vượt quá nhiều lần mức cho phép.

Theo các số liệu khoa học được công khai trên báo chí Trung Quốc, 97% nguồn nước ngầm ở nước này bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau.
Ước tính 64% nước ngầm của các thành phố bị ô nhiễm ở mức trầm trọng, 33% thành phố khác bị ô nhiễm nhẹ. Chỉ có 3% số thành phố ở Trung Quốc có nguồn nước ngầm an toàn để sử dụng.

Theo số liệu thống kê năm 2011, khi khảo sát chất lượng nước ở 200 thành phố tại Trung Quốc, tỷ lệ nước kém chất lượng và cực kém chất lượng lên tới 55%.

Mặt khác, mỗi năm có 15,2% điểm khảo sát có chất lượng nước ngày càng xấu đi.

Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung Quốc cho biết, trong vòng 10 năm qua, có tới 19,7 triệu m2 đất có nguồn nước ngầm dưới tiêu chuẩn, hơn một nửa trong số đó thuộc loại không thể để uống hay sử dụng, thậm chí gia súc cũng không thể dùng loại nước này nếu không muốn trở thành mầm gây bệnh cho con người.

Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung Quốc còn cho biết, cho tới năm 2020, toàn bộ những nguồn nước ngầm vốn lâu nay dùng cho các nhà máy nước sẽ phải đặt dưới sự giám sát thường xuyên.

Cơ quan này cho biết, các giếng nước ở nông thôn Trung Quốc thường được đào nông, dễ bị ngấm nguồn nước độc hại từ bề mặt.

15-50-47_3
97% nguồn nước ngầm ở Trung Quốc bị ô nhiễm

Số liệu thống kê cách đây hơn 10 năm cho thấy một nửa lượng giếng nước ở Trung Quốc đã không còn an toàn để sử dụng nữa.

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm nước dẫn tới ung thư, theo các nhà khoa học Trung Quốc là do những nhà máy tại nước này không đầu tư hệ thống lọc nước tiêu chuẩn.

Nhiều năm qua, các nhà máy ở Trung Quốc thường dùng giếng, bể tích nước thải sau đó mới xử lý. Lượng nước tích lại ngấm dần xuống đất, khiến mạch nước ngầm ô nhiễm theo.

Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ làng ung thư tại Trung Quốc ngày càng tăng cao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm