| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc thúc đẩy phát triển điện mặt trời

Thứ Hai 08/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Đây là chủ trương lớn vừa được chính phủ Trung Quốc ban hành ngay trong những ngày đầu năm 2018 trong một nỗ lực “2 trong 1” nhằm tăng cường các nguồn năng lượng sạch, đồng thời cắt giảm ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc hiện là quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kinh lớn nhất thế giới, phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, dầu mỏ và khí đốt

Theo Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA), hiện tổng công suất điện mặt trời cả nước đạt 106,9 tỷ kWh (số liệu cập nhật đến tháng 11/2017), tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 7,5% tổng các nguồn năng lượng quốc gia. THX trích lời quan chức NEA cho hay, nguồn điện mặt trời nói trên tương đương 33 triệu tấn than đá. Và điều quan trọng hơn là nó đã giúp chúng ta cắt giảm được tới 93 triệu tấn khí thải carbon dioxide (CO2) ra môi trường.

Theo giới chuyên gia, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng các nguồn năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời thì  trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc luôn phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bằng chứng là tại rất nhiều thời điểm trong năm, ở nhiều địa phương và thậm chí cả thủ đô Bắc Kinh, lượng khói bụi đo được đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Điều này cũng đe dọa trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng.

 “Thời gian qua, chính phủ luôn giành ưu tiên cho các giải pháp đối phó vấn nạn ô nhiễm môi trường. Thậm chí nó còn được xếp ngang hàng với cuộc chiến giảm nghèo tại quốc gia 1,3 tỷ người của chính phủ trong vòng ba năm tới. Mục tiêu là đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện than có công suất nhỏ và vừa vào năm 2020, và đưa vào vận hành sử dụng các nguồn nhiên liệu không hóa thạch đạt 50% tổng nhu cầu năng lượng cả nước vào năm 2030”, NEA cho hay.

Trước đó, nhà chức trách Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ giải quyết triệt để vấn đề lãng phí nguồn năng lượng thay thế trong vòng 2 năm tới. Trả lời phỏng vấn tờ Economic Daily, ông Nur Bekri, lãnh đạo NEA cho rằng, có một thực trạng là nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn giữ thói quen sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm do chưa quyết tâm chuyển đối sang những nguồn năng lượng thay thế như điện gió và điện mặt trời.

"Hiện Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu phát triển các nguồn năng lượng không hóa thạch. Điều này là một thành tựu to lớn’”, ông Nur Bekir nói.

THX dẫn số liệu điều tra mới nhất cho hay, tốc độ tăng trưởng các nguồn năng lượng mới của Trung Quốc hiện chiếm tới 40% toàn cầu. Trong khi đó, chi phí xây dựng và lắp đặt các dự án điện gió và điện mặt trời trong thời gian qua đã giảm mạnh từ 60% xuống còn chừng 20%. Ngoài ra, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện cũng đứng đầu thế giới về số lượng các nhà máy điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời và thủy điện đang trong quá trình xây dựng.

Ông Nur Bekir cũng cho biết, chính phủ đang chỉ đạo tăng cường giám sát các dự án phát triển năng lượng mới và thiết lập hệ thống hạn ngạch cho lĩnh vực này nhằm thúc đẩy tăng trưởng theo định hướng thị trường. Trong năm 2017, tổng sản lượng điện than của Trung Quốc đã chạm mốc 3,6 tỷ mét khối tấn. Mục tiêu mà chính phủ đề ra tới năm 2020 là giảm tần suất hoạt động các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn và đóng cửa các nhà máy cỡ nhỏ có công nghệ lỗi thời vì phát thải quá nhiều khí CO2. Mặt khác, sẽ cải thiện năng lực sản xuất để đảm bảo không thiếu hụt nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như ổn định giá năng lượng.

Bà Wu Lixin, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu chiến lược, thuộc Viện Nghiên cứu than Quốc gia lại cho rằng, chính phủ không nên thực hiện lộ trình cắt giảm than đá quá nhanh bởi nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng quốc gia trong 20 năm nữa. Đặc biệt là trong bối cảnh các nguồn tài nguyên dầu mỏ hay khí gas trên thế giới vẫn đối diện với quá nhiều bất ổn và có thể thiếu hụt hoặc giá cao. Trong khi đó, trữ lượng than đá của Trung Quốc hiện vẫn được cho là chiếm tới 1/3 quy mô toàn thế giới.

 

(Theo THX, SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.