| Hotline: 0983.970.780

Tuổi cao gương sáng làm nông

Chủ Nhật 16/07/2023 , 10:22 (GMT+7)

THANH HÓA Phát huy lợi thế đất rừng, nhất là lợi thế về cây luồng, nhiều người cao tuổi ở huyện vùng cao Lang Chánh (Thanh Hóa) đã khấm khá nhờ rừng, làm gương cho giới trẻ.

Với hơn 2,3ha luồng, mỗi năm cho gia đình bà Lương Thị Đào ở thôn Nê Cắm (xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) nguồn thu ổn định khoảng 30 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Với hơn 2,3ha luồng, mỗi năm cho gia đình bà Lương Thị Đào ở thôn Nê Cắm (xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) nguồn thu ổn định khoảng 30 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Những năm qua, phát huy tinh thần tuổi cao gương sáng, hội viên người cao tuổi huyện vùng cao Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) không chỉ gương mẫu đi đầu thực hiện các phong trào hoạt động của địa phương, mà còn tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng", người cao tuổi làm kinh tế giỏi do Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa phát động,

Một trong những tấm gương điển hình là bà Lương Thị Đào ở thôn Nê Cắm (xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh). Với lợi thế về đất đai sẵn có cùng với ý chí, khát vọng vươn lên, bà đã chăm chỉ, chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi lợn nái sinh sản, sau đó nuôi lớn bán thịt.

Với 2 khu nuôi lợn nái và lợn thịt tách biệt, hiện bà Đào nuôi 12 lợn nái sinh sản, mỗi lứa cho ra khoảng 120 đến 160 lợn con, sau khi tách đàn, lợn con được nuôi bán thịt, một năm xuất bán 2 lứa, doanh thu khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí còn dư khoảng 100 triệu đồng/năm.

Ngoài chăn nuôi lợn, bà Đào còn tích cực trồng rừng như xoan, keo, luồng... Tuy tuổi cao nhưng hàng ngày bà đều phát dọn cỏ, cắt tỉa để rừng luồng phát triển, mỗi năm ước thu nhập từ tiền bán luồng gần 30 triệu đồng (2,3ha). 

Ngoài trồng rừng, bà Đào còn giỏi nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Ngoài trồng rừng, bà Đào còn giỏi nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Những cây luồng to, thẳng tắp, lớn nhanh sau mỗi mùa măng đều do chính bàn tay chịu khó lao động của bà Đào chăm sóc... Ở xã Đồng Lương, bà Đào hiện là một trong những hộ gia đình có kinh tế khá giả, vươn lên làm giàu ở chính mảnh đất quê hương, là tấm gương người cao tuổi của xã Đồng Lương đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, bà cũng sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các hội viên cao tuổi, động viên mọi người mạnh dạn làm kinh tế tăng thu nhập, không ỷ lại vào con cháu hay nhờ nhà nước hỗ trợ.

Ðiểm nổi bật của người cao tuổi làm kinh tế giỏi là ý chí, nghị lực vượt khó, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, hăng hái thi đua phát triển kinh tế gia đình vững chắc thể hiện tinh thần tuổi cao, chí càng cao.

Với tâm niệm còn sức khỏe là còn lao động, ông Lương Hồng Canh ở thôn Khu 1, xã Giao Thiện (huyện Lang Chánh) vẫn luôn nỗ lực, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Ở tuổi 65, ông vẫn tích cực lao động, sản xuất với mô hình trồng rừng, chăn nuôi, kinh doanh hàng tạp hóa, tạo nguồn thu nhập ổn định, làm giàu cho gia đình.

Với thế mạnh về cây luồng, hiện nhiều hộ dân ở Lang Chánh đã có thu nhập ổn định từ trồng rừng. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Với thế mạnh về cây luồng, hiện nhiều hộ dân ở Lang Chánh đã có thu nhập ổn định từ trồng rừng. Ảnh: Ngọc Thỏa.

Với ý chí, nghị lực cùng khát vọng vươn lên làm giàu, ông đã bàn với vợ con vay vốn ngân hàng đầu tư trồng rừng. Với 7 sào đất nông nghiệp và 8ha đất lâm nghiệp, ngay sau khi có vốn, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư trồng luồng, trồng keo và đặc biệt trồng gần 100 cây sao đen (hiện sao đen đã gần 20 năm tuổi).

Vượt qua những khó khăn của buổi ban đầu khi mới lập nghiệp, đến nay, gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và kinh tế khá vững vàng. Gia đình ông đã có thu nhập ổn định từ việc trồng rừng với mức 70 triệu đồng/năm, ngoài ra còn thêm nguồn thu từ chăn nuôi, buôn bán...

Hội Người cao tuổi huyện Lang Chánh hiện có gần 5 nghìn hội viên tham gia sinh hoạt ở 78 chi hội trực thuộc, 10 hội người cao tuổi cơ sở xã, thị trấn.

Một trong những phong trào nổi bật của Hội Người cao tuổi huyện là phong trào “Nêu gương sáng” phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo với hơn 3.000 cụ đăng ký tham gia làm kinh tế giỏi.

Bằng trí tuệ, sức lực và kinh nghiệm, các cụ không quản ngại khó khăn, không nhụt ý chí, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, giúp kinh tế gia đình không ngừng nâng lên...

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.