| Hotline: 0983.970.780

Tướng lĩnh Myanmar siết chặt quyền lực khi Mỹ dọa trừng phạt

Thứ Ba 02/02/2021 , 10:16 (GMT+7)

Tướng lĩnh Myanmar quyết tâm bảo vệ quyền bính sau cuộc đảo chính hôm qua và bắt giữ biểu tượng dân chủ Aung San Suu Kyi, người vẫn chưa rõ tung tích ở đâu.

Đường phố Myanmar vắng lặng qua đêm trong khi lệnh giới nghiêm đã được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Quân đội và cảnh sát chống bạo động đã chiếm các vị trí ở thủ đô Naypyitaw và trung tâm thương mại chính Yangon. Ảnh: RT

Đường phố Myanmar vắng lặng qua đêm trong khi lệnh giới nghiêm đã được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Quân đội và cảnh sát chống bạo động đã chiếm các vị trí ở thủ đô Naypyitaw và trung tâm thương mại chính Yangon. Ảnh: RT

Trước đó ít giờ, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực và cân nhắc tái áp dụng các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ tại nước này.

Các nguồn tin cho biết, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ nhóm họp hôm nay trong bối cảnh các nhà ngoại giao lên tiếng kêu gọi phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu đối với việc quân đội Myanmar bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và hàng chục đồng minh chính trị của nhà hoạt động dân chủ này trong các cuộc đột kích lúc rạng sáng thứ Hai.

Cuộc đảo chính xảy ra sau khi đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, kết quả mà quân đội đã không thừa nhận vì cáo buộc gian lận.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, cuộc đảo chính là một đòn giáng thẳng vào quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ và pháp quyền ở Myanmar, đồng thời tuyên bố Washington sẽ theo dõi cặn kẽ các phản ứng quốc tế.

“Hoa Kỳ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar trong thập kỷ qua, dựa trên sự tiến bộ về dân chủ. Việc đảo ngược quá trình này sẽ đòi hỏi phải xem xét ngay lập tức các biện pháp trừng phạt bằng các hành động thích hợp”, ông Biden nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Mỹ nói: “Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình trên khắp thế giới để hỗ trợ khôi phục nền dân chủ và pháp quyền, cũng như quy trách nhiệm cho những người liên đới trong việc đảo lộn quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar”.

Hiện vẫn chưa rõ tung tích của bà Suu Kyi, 75 tuổi và các nhà lãnh đạo đảng NLD, trong khi quân đội không đưa ra bất cứ thông tin nào về việc các nhân vật này đang bị giam giữ ở đâu hoặc trong điều kiện nào. Ảnh: RT

Hiện vẫn chưa rõ tung tích của bà Suu Kyi, 75 tuổi và các nhà lãnh đạo đảng NLD, trong khi quân đội không đưa ra bất cứ thông tin nào về việc các nhân vật này đang bị giam giữ ở đâu hoặc trong điều kiện nào. Ảnh: RT

Theo Reuters, cuộc khủng hoảng ở Myanmar là một trong những phép thử lớn đầu tiên đối với cam kết của ông Joe Biden trong nỗ lực tăng cường hợp tác với các đồng minh trước những thách thức quốc tế, đặc biệt là về ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Lập trường này của tân tổng thống Mỹ trái ngược với cách tiếp cận “Nước Mỹ là trên hết” của người tiền nhiệm Donald Trump.

Cùng ngày, Liên Hợp quốc đã lên án cuộc đảo chính và kêu gọi trả tự do cho những người bị giam giữ và khôi phục nền dân chủ, động thái tương tự với hầu hết chính giới Australia, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ...

Trung Quốc không có bất động thái nào lên án Myanmar, chỉ nói rằng họ ghi nhận các sự kiện và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng hiến pháp, trong khi các nước trong khu vực bao gồm cả nước láng giềng Thái Lan cũng từ chối bình luận về "công việc nội bộ" của Myanmar.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm