| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó trước các bệnh truyền nhiễm mới liên quan đến biến đổi khí hậu

Thứ Bảy 08/06/2024 , 14:12 (GMT+7)

ĐBSCL Hoa Kỳ, Cần Thơ và An Giang khởi động dự án nâng cao năng lực cấp tỉnh nhằm giải quyết các mối đe dọa y tế công cộng liên quan đến biến đổi khí hậu.

Hoa Kỳ, TP Cần Thơ và tỉnh An Giang khởi động dự án nâng cao năng lực cấp tỉnh nhằm giải quyết các mối đe dọa y tế công cộng liên quan đến biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hoa Kỳ, TP Cần Thơ và tỉnh An Giang khởi động dự án nâng cao năng lực cấp tỉnh nhằm giải quyết các mối đe dọa y tế công cộng liên quan đến biến đổi khí hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 7/6, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khởi động một sáng kiến tại TP Cần Thơ và tỉnh An Giang nhằm nâng cao năng lực cấp tỉnh, thành phố trong việc phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó trước các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên quan đến biến đổi khí hậu.

Bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID Việt Nam cho biết: “USAID và Việt Nam sẽ phát huy nền tảng hợp tác gần 20 năm trong lĩnh vực 'Một sức khỏe' với trọng tâm mới là biến đổi khí hậu. USAID công bố dự án 'Một sức khỏe' đầu tiên do USAID tài trợ tập trung vào mối liên quan giữa sức khỏe công cộng và biến đổi khí hậu sẽ được triển khai tại 2 địa phương, TP Cần Thơ và An Giang. Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hỗ trợ một Việt Nam vững mạnh, kiên cường, độc lập và thịnh vượng”.

Việt Nam là quốc gia có nguy cơ cao về xuất hiện và tái xuất hiện các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Nguy cơ này càng gia tăng do Việt Nam dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm thay đổi mô hình mưa, xâm nhập mặn và các sự kiện thời tiết, thiên tai thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Từ đó dẫn đến sự gia tăng tiếp xúc giữa động vật hoang dã, gia súc và con người và do đó làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh.

Lũ lụt và mưa bão ngày càng gia tăng cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho hạ tầng y tế địa phương và tác động đến khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, gây ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát dịch bệnh của đội ngũ cán bộ y tế.

Theo ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, sáng kiến ​​công bố ngày hôm nay sẽ được triển khai tại Cần Thơ và An Giang, là hai địa phương dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL. Thông qua tham vấn với các bên liên quan tại địa phương, trong đó có các doanh nghiệp và hội phụ nữ, sáng kiến ​​sẽ thử nghiệm các mô hình cấp tỉnh nhằm tăng cường khả năng ứng phó "Một sức khỏe" liên quan đến biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực: sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường.

Các hoạt động dự kiến triển khai bao gồm nâng cấp các cơ sở y tế ban đầu để hỗ trợ cung cấp các dịch vụ y tế liên tục khi xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan, tăng cường các dịch vụ y tế từ xa và trang bị tốt cho các cơ quan chức năng cũng như hệ thống y tế địa phương để tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhận định: Hoa Kỳ là đối tác cam kết của Việt Nam trong nỗ lực giải quyết các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm đã tồn tại từ lâu cũng như mới nổi, phù hợp với các ưu tiên chung của hai nước trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang diễn ra tại ĐBSCL như: hạn hán, xâm nhập mặn và mưa bão ngày càng gia tăng, có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác cũng như lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

Thông qua dự án này sẽ hỗ trợ các cơ quan chính quyền, cộng đồng và các đối tác khác ở TP Cần Thơ và tỉnh An Giang phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan đến biến đổi khí hậu. Đồng thời nhận thức rõ mối liên quan chặt chẽ giữa sức khỏe con người với sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường.                                                                    

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm