| Hotline: 0983.970.780

Uống cà phê kết hợp tìm hiểu về động vật hoang dã

Thứ Hai 20/02/2023 , 17:45 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã với mục tiêu hướng đến thay đổi hành vi và quan niệm xã hội nhằm giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã thu hút nhiều người dân địa phương và du khách. Ảnh: CĐ.

Hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã thu hút nhiều người dân địa phương và du khách. Ảnh: CĐ.

Trong 3 ngày 17, 18, 19/2, tại công viên Tứ Tượng, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ, đơn vị thực hiện dự án là WWF phối hợp với Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức triển khai chương trình quảng bá và truyền thông lưu động tại khu vực thành thị thông qua hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã

Với thông điệp “Thịt rừng kề miệng, nguy cơ chực chờ”, hoạt động Cà phê Sơn Dã hướng đến thay đổi hành vi và quan niệm xã hội nhằm giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã, đồng thời kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cùng chung tay bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Người dân địa phương hào hứng tìm hiểu và giải đáp các bộ câu hỏi về 6 loài động vật hoang tại hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã . Ảnh: CĐ.

Người dân địa phương hào hứng tìm hiểu và giải đáp các bộ câu hỏi về 6 loài động vật hoang tại hoạt động trải nghiệm mô hình Cà phê Sơn Dã . Ảnh: CĐ.

Trong thời gian diễn ra sự kiện, người dân địa phương và du khách vừa thưởng thức cà phê vừa được tham gia các hoạt động tương tác, trải nghiệm như: xem triển lãm, tìm hiểu và giải đáp các bộ câu hỏi về 6 loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ, đồng thời vận động cùng với nhạc phẩm và màn vũ đạo hiện đại mô phỏng hành vi tiêu dùng và các nguy cơ gắn liền với tiêu thụ thịt rừng.

Theo đại diện ban tổ chức, thông qua hoạt động trải nghiệm Cà phê Sơn Dã lần này, đã tạo sự biến chuyển trong nhận thức của người tham gia về môi trường sinh thái, sức khoẻ, pháp luật và cam kết ngưng tiêu thụ thịt động vật hoang dã từ cộng đồng.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.