| Hotline: 0983.970.780

Ủy ban sông Mekong cảnh báo mực nước xuống thấp kỷ lục

Chủ Nhật 09/08/2020 , 18:57 (GMT+7)

Ủy ban sông Mekong hối thúc sáu quốc gia cần đánh giá việc dòng chảy xuống thấp kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, đe dọa gây hạn hán cho các nước hạ lưu.

Dòng chảy ở vùng hạ lưu sông Mekong ngày một thu hẹp. Trong ảnh là đoạn chảy qua  Sangkhom (Thái Lan) hồi đầu năm nay. Ảnh: The New York Times

Dòng chảy ở vùng hạ lưu sông Mekong ngày một thu hẹp. Trong ảnh là đoạn chảy qua  Sangkhom (Thái Lan) hồi đầu năm nay. Ảnh: The New York Times

Báo cáo mới nhất vừa được Ủy ban sông Mekong (MRC) công bố hôm nay dựa trên kết quả theo dõi về điều kiện thủy văn ở vùng hạ lưu sông Mekong từ đầu năm đến tháng 7 năm 2020 cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dòng chảy xuống thấp và nguy cơ gây ra hạn hán.

Trong đó bao gồm lượng mưa thấp bất thường do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Nino, cộng với tình trạng dòng chảy thấp kéo dài từ năm ngoái và lượng nước tại các sông nhánh đổ về sông Mekong cũng có xu hướng ít hơn.

Kỷ lục đã được ghi nhận khi nguồn nước đổ về Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia thấp bất thường gây "khô hạn gay gắt", đánh dấu mức hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1997.

Nguyên nhân được đưa ra trong báo cáo là do hoạt động của các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng lưu sông Mekong cũng như và các đập phụ lưu ở hạ nguồn có thể ảnh hưởng đến điều kiện dòng chảy xuống thấp như hiện nay.

“Chúng tôi kêu gọi sáu quốc gia thuộc lưu vực Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu và minh bạch thông tin về các hoạt động của hồ đập trong vùng”, tiến sĩ An Pich Hatda, Giám đốc Ban Thư ký MRC cho biết, đồng thời cho rằng đã đến lúc phải tiến hành một họp và hành động vì lợi ích chung của toàn lưu vực cũng như các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Ban Thư ký MRC cho biết họ không thể nào có được dữ liệu và thông tin chính thức để xác minh các tác động tiềm ẩn của các hoạt động tích nước ở phía đầu nguồn.

Bản báo cáo dài 32 trang chỉ ra rằng dòng chảy thấp hiện tại có thể tác động tiêu cực đến Campuchia do mất đi nguồn lợi thủy sản và nguồn nước tưới tiêu. Nghiêm trọng hơn là Việt Nam có thể bị sụt giảm năng suất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, và tương tự khu vực nông nghiệp của Lào và Thái Lan cũng có thể bị ảnh hưởng.

Xu hướng dòng chảy ngược vào Biển Hồ thường xảy ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10, kéo dài trung bình 120 ngày. Tuy nhiên, năm nay điều này vẫn chưa xảy ra phổ biến, ngoại trừ hai lần cực kỳ ít đã xuất hiện vào tháng Bảy.

Báo cáo vừa được Ủy ban sông Mekong đưa ra hôm 9/8 đề xuất các nước thành viên MRC gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam xem xét cảnh báo người dân và các nhà khai thác cần lên phương án sử dụng nước cụ thể nhằm đảm bảo cho nguồn tài nguyên này được quản lý tốt, trong trường hợp mực nước trong mùa lũ năm nay không được cải thiện đáng kể.

Đoạn sông Mekong chảy qua làng biên giới Pak Beng, nằm giữa biên giới Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (Thái Lan). Ảnh: International River

Đoạn sông Mekong chảy qua làng biên giới Pak Beng, nằm giữa biên giới Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (Thái Lan). Ảnh: International River

Ủy ban sông Mekong cũng khuyến cáo các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong nên tìm kiếm các nguồn nước thay thế để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước và  yêu cầu các nhà khai thác thủy điện và thủy lợi phải điều chỉnh hoạt động trong ngắn hạn để không xảy ra các sự cố.

Theo MRC, nếu dòng chảy về hạ nguồn vẫn tiếp tục thấp trong thời gian tới, bốn nước nên xem xét yêu cầu Trung Quốc xả “nước bổ sung”, giống như đã từng làm vào năm 2016, đặc biệt là trong mùa khô sắp tới.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất