| Hotline: 0983.970.780

Vacxin cho cá tra hứa hẹn nhiều triển vọng

Thứ Bảy 27/07/2024 , 15:34 (GMT+7)

ĐBSCL Bệnh truyền nhiễm trên cá tra gia tăng nhanh, thực trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ngày càng phức tạp, phát triển vacxin cho cá tra là giải pháp tất yếu.

Cá tra là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam, đặc biệt ở vùng ĐBSCL, đây cũng là ngành hàng xuất khẩu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm. Ảnh: Kim Anh.

Cá tra là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam, đặc biệt ở vùng ĐBSCL, đây cũng là ngành hàng xuất khẩu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm. Ảnh: Kim Anh.

Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cá tra có nhiều biến động, trong đó, dịch bệnh là một trong những trở ngại lớn nhất, khiến chi phí nuôi ngày càng tăng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ), đến nay, việc kiểm soát ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản vẫn đang chủ yếu dựa vào thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu về quản lý và kiểm soát chặt chẽ tồn dư kháng sinh trong thực phẩm và hiện trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ngày càng phức tạp. Giải pháp tốt nhất phòng chống bệnh trên cá tra là ứng dụng các biện pháp quản lý sức khỏe động vật thủy sản. Thông qua các phương pháp tiếp cận dịch tễ học, nhằm ngăn ngừa bệnh xuất hiện, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một thống kê chưa đầy đủ của các địa phương ĐBSCL, năm 2023, diện tích nuôi cá tra bị nhiễm bệnh trên 435ha, giảm nhiều so với những năm trước đó, nhưng trải rộng ở các tỉnh có nuôi cá tra.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên cá tra, việc quản lý chất lượng nước, bổ sung vitamin, khoáng chất, chất kích thích miễn dịch và vacxin là những hướng tiếp cận đang được quan tâm. Ảnh: Văn Vũ.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên cá tra, việc quản lý chất lượng nước, bổ sung vitamin, khoáng chất, chất kích thích miễn dịch và vacxin là những hướng tiếp cận đang được quan tâm. Ảnh: Văn Vũ.

PGS. TS Bùi Thị Bích Hằng, Khoa Bệnh học Thủy sản, Trường Thủy sản cho biết, một số dịch bệnh phổ biến trên cá tra được ghi nhận phổ biến hiện nay là: gan thận mủ, xuất huyết, thối đuôi...

Trong đó, với bệnh gan thận mủ, nếu như những năm trước thường bùng phát mạnh vào mùa lũ và cao điểm từ tháng 7 - 9, gần đây bệnh này xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm.

Bệnh xuất huyết trên cá tra cũng bộc phát, gây hao hụt cao khi cá bị stress do nhiệt độ cao hoặc tác động cơ học do quá trình đánh bắt, vận chuyển. Bệnh này thường nhiễm kép với cá tác nhân như: bệnh gan thận mủ, hội chứng vàng da, bệnh trương bóng hơi…

Bệnh xuất huyết thường xuất hiện nhiều lần trong suốt chu kỳ nuôi, điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của cá, kéo dài thời gian nuôi và chi phí điều trị.

Bệnh thối đuôi gây thiệt hại khi cá ở giai đoạn ương, hao hụt có thể lên đến 80 - 100% khi bội nhiễm với các tác nhân khác là nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Do đó, để kiểm soát dịch bệnh trên cá tra, việc quản lý tốt chất lượng nước, bổ sung vitamin và khoáng chất, chất kích thích miễn dịch và vacxin cho cá tra là những hướng tiếp cận đang được quan tâm.

Vacxin cho cá tra là giải pháp hứa hẹn cung cấp khả năng bảo hộ cao trước tác động của dịch bệnh. Ảnh: Trường Thủy sản.

Vacxin cho cá tra là giải pháp hứa hẹn cung cấp khả năng bảo hộ cao trước tác động của dịch bệnh. Ảnh: Trường Thủy sản.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, Trường Thủy sản đã triển khai Dự án Pangavacxin “Phát triển vacxin phòng bệnh cá tra”. Dự án hướng tới mục tiêu phát triển các loại vacxin cho cá tra, phòng bệnh an toàn, giảm thiểu sử dụng kháng sinh và tỷ lệ chết trên cá tra ở ĐBSCL.

Các chuyên gia đã thu mẫu, sàng lọc chủng vi khuẩn gây bệnh từ các ao nuôi cá tra nuôi thương phẩm ở Việt Nam để chuẩn bị kháng nguyên. Đồng thời, phát triển 3 loại vacxin tiêm đơn giá và đa giá, tiến tới phát triển vacxin cho ăn và ngâm phòng bệnh trên cá tra. Từ đó, giúp nghề nuôi cá tra công nghiệp ngày càng phát triển bền vững hơn.

Một số kết quả từ dự án cho thấy, vacxin đã bảo vệ được đàn cá tra với tỷ lệ tương đối cao lên đến 90 - 100%, chống lại các dòng vi khuẩn gây bệnh. Đây là giải pháp hứa hẹn cung cấp khả năng bảo hộ cao cho cá tra nuôi, cải thiện môi trường và giảm áp lực từ các rào cản thương mại.

Xem thêm
Nuôi 6 vạn gà, mỗi ngày thu về 4 vạn quả trứng

Quảng Ninh Mỗi ngày trang trại gà của bà Phạm Thị Nguyệt Dung thu về 4 vạn quả trứng, cung ứng cho trên 70% các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Giống ớt khổng lồ trồng tại Mộc Châu được thế giới săn đón

Sơn La Trái ớt lớn nhất có thể to bằng cổ tay, khối lượng lên tới 200 - 300g, gồm 4 màu đỏ, vàng, cam và chocolate.