| Hotline: 0983.970.780

Vẫn sống sau 5 giờ dưới bánh máy bay ở độ cao 11.500m

Thứ Hai 21/04/2014 , 22:42 (GMT+7)

Dù đã trải qua 5 tiếng đồng hồ trong điều kiện thiếu ôxy và nhiệt độ thấp khi máy bay đạt tới độ cao 11.500m, song sức khỏe cậu bé vẫn ổn định.

Một cậu bé 16 tuổi đã sống sót một cách kỳ diệu sau khi trốn ở bánh máy bay và trải qua chuyến bay kéo dài 5 giờ đồng hồ trên biển Thái Bình Dương.

Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và giới chức hàng không nước này cho biết nhân viên sân bay đã phát hiện ra câu bé không có giấy tờ tùy thân sau khi chiếc máy bay bay từ California đến đảo Maui của Hawaii hạ cánh sáng 20/4.

Cậu bé này đã bỏ trốn khỏi nhà và nhảy qua hàng rào của sân bay San Jose để lên máy bay.

Điều kỳ lạ là dù đã phải trải qua chuyến hành trình nguy hiểm trong điều kiện thiếu ôxy và nhiệt độ thấp khi máy bay đạt tới độ cao 11.500m, song quá trình kiểm tra y tế cho thấy sức khỏe cậu bé trong tình trạng ổn định.

Người phát ngôn FBI Tim Simon cho biết cậu bé đã rơi vào tình trạng bất tỉnh khi máy bay ở trên cao, song thật may mắn là cậu bé vẫn sống sót.

Kể từ trường hợp lần đầu được ghi nhận vào năm 1947, đã có khoảng 100 trường hợp hành khách đi ''lậu" vé máy bay bằng cách trốn trong bánh máy bay, song đa số đều thiệt mạng.

Trước đó, hồi tháng 8/2013, một câu bé tầm 13-14 tuổi người Nigeria cũng may mắn sống sót khi đi "lậu" vé máy bay bằng cách này.

Tuy nhiên chuyến bay này chỉ kéo dài 35 phút.

Vietnam+

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm